DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trLà một hoạt động gắn liền với đạo Phật và đã trở thành nét đẹp văn hoá ngàn năm được duy trì ở nhiều gia đình người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai trong số chúng ta cũng hiểu hết được ý nghĩa cũng như cách thức đi chùa đầu năm sao cho đúng đắn. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng Hương Anh Tourist tìm hiểu một số phong tục cũng như những lễ nghi cơ bản khi tới chùa cầu an đầu năm nhé!
Đi chùa đầu năm là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc ta, với mong muốn tu tập, hành thiện tích đức nhưng bên cạnh đó cũng có một số ít người đến chốn cửa thiền làm những điều trái với giáo lý nhà Phật cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc. Có những sự thiếu hiểu biết về đạo Phật đã làm méo mó, biến dạn các lễ hội gắn liền với chùa chiền, vì vậy để các hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần đẩy lùi sự sự lệch lạc và mê tín dị đoan, chúng ta cần có hiểu biết cơ bản về giáo lý đạo phật và có cái nhìn đúng đắn về lễ lạt ở chốn cửa Chùa.
Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác, với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày.
Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, nghiệm ra những Nhân quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh trâu, dê, lợn, thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn nhưng thường chỉ đơn giản gà, giò, chả, rượu, trầu cau… cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ nếu xây riêng của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.
– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.
– Hoa tươi lễ phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc… không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
– Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.
– Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư phật thì đầy đủ nhất phải gòm 5 món: hương – nến – hoa – quả – nước.
Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành chân thật. Tuyệt đối không để tiền, vàng, bao gồm cả tiền thật lên ban Tam Bảo.
Tiền thật nên để trực tiếp vào hòm công đức coi như đó là tiền cúng dường. Tuyệt đối không cúng đồ lễ mặn trong chùa, kể cả để ở ban Đức Ông.
– Các ban khác trong chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong… tùy mỗi chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.
– Về thắp hương thì có thể thắp 3 nén nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn.
Cũng không quá quan trọng thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả 1 nén cũng không sao cả. Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất.
Thậm chí nếu không muốn cầu kỳ chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo.
– Về khấn thì khi đi lễ chùa thường chú trọng sám hối, sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến phật pháp tăng, tin sâu Phật pháp.
Những điều kiêng kỵ trước khi vào chùa
Không quan hệ vợ chồng trước khi đi chùa, nếu đã có quan hệ thì phải sau 6 tiếng mới được đi chùa, vào chùa giữ cho tâm hồn thanh tịnh.
Không đi chùa vào những ngày lễ Vu Lan và Phật đản.
Khi đi chùa mặc những trang phục giản dị, tránh những trang phục hở hang hay màu sắc sặc sỡ.
Khi đi chùa không trang điểm hay xịt nước hoa.
Phụ nữ chưa sạch kinh cũng không được đến chùa.
Đi chùa nếu có mang theo túi xách, mũ áo,… thì trước khi vào tam bảo bái Phật thì phải đặt hết túi xách, mũ áo xuống chiếu.
Những điều kiêng kỵ khi vào lễ chùa
Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.
Tại chính điện bạn không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.
Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái tuyệt đối không đi vào ở cửa giữa vì đây là cửa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.
Khi xưng hô với các nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào đến các vị nhà sư trong chùa.
Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý, nếu là trụ trì cho thì có thể nhận. Không nói chuyện to, không đùa giỡn không khạc nhổ.
Không được quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên và không được ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thiếu sự cung kính.
ĐỌC THÊM: KINH NGHIỆM XIN LỄ LỘC ĐẦU NĂM