• VIE

Kinh nghiệm đi lễ xin lộc đầu năm

Ninh Bình

TH

PH

Thời gian

Đăng ngày 16/01/2023

Danh mục

Kinh nghiệm đi lễ xin lộc đầu năm

Đi chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa tới nay. Nhưng đầu năm đi lễ chùa: sắm lễ, khấn thế nào, cầu gì cho đúng?

Tết đến xuân về nhiều gia đình thường đi chùa để cầu xin bình an, tài lộc, sức khỏe và cũng để lòng mình thanh thản chốn tâm linh. Đi chùa đầu năm bạn không những phải chọn ngày, sắm lễ, chuẩn bị trang phục phù hợp mà bạn còn cần phải biết cách cầu sao cho đúng… để lòng thành được toại nguyện.

Cùng Hương Anh Tourist tham khảo những điều cần lưu ý khi đi xin lộc đầu năm và những bài khấn khi đi chùa nhé!

Nên đi lễ vào ngày nào? Đi đền hay chùa trước? 

Nên đi lễ chùa ngày nào?

Nhiều người có thói quen đi lễ chùa hàng ngày cũng có nhiều người chỉ đi lễ chùa đầu năm để cầu những điều bình an cho cả một năm. Tuy nhiên mỗi thời điểm đi lễ chùa khác nhau đều mang những ý nghĩa riêng.

  • Đi lễ chùa vào Mùng 1 Tết: đây là ngày đầu tiên của tháng, đi vào ngày này để cầu mong cho cả tháng bình an, làm ăn may mắn, thuận buồm xuôi gió.
  • Đi lễ chùa ngày rằm: đây là ngày để mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người, giúp lòng cầu nguyện sẽ thành hiện thực.
  • Đi lễ chùa vào ngày Tết: để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, thành đạt.

Đi lễ chùa trước hay đền trước?

  • Việc đi đền trước hay chùa trước đều được, vì dù đi đền hay đi chùa đều luôn được coi trọng. Vì vậy nếu đầu năm bạn muốn đi cầu may mắn, sức khỏe cho cả nhà thì bạn có thể đi chùa trước cũng không sao.

 

chùa ngày tết

Lễ chùa đầu năm là việc làm thường thấy của người dân nước Việt

Thứ tự hành lễ, cách sắm lễ khi tới chùa

Bước 1: Đầu tiên khi đến chùa bạn đặt lễ vật rồi thắp vài nén hương tại bàn thờ của Đức ông.

Bước 2: Sau đó bạn đặt lễ lên hương án của chính điện, rồi thắp đèn hương nhan. Tiếp tục thỉnh 3 hồi chuông thì làm lễ với chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Bước 3:  Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương, khấn vái thành tâm ở tất cả các bàn thờ khác, lưu ý là khi thắp đều phải đủ 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu tại chùa có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì bạn hãy đến đó đặt lễ rồi dâng hương.

Bước 4:  Sau đó, bạn lễ ở nhà thờ Tổ tức nhà thời Hậu.

Bước 5: Cuối cùng bạn hãy đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các nhà sư trong chùa

 

chùa tết

Thứ tự hành lễ

Sắm lễ

Đi lễ chùa trong năm chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương trong đó lễ chay gồm: bánh kẹp, hoa quả tươi, chè… không sắm lễ mặn.

Mâm ngũ quả: Bao gồm các loại quả như Dưa hấu, Bưởi, Táo, Dứa, Nho, Xoài, Thanh long, Phật thủ

Hoa mang đi chùa là hoa tươi như: hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…không dùng hoa giả, hoa dại.

 

đi chùa ngày tết

Sắm lế

 

Cách bày lễ ở các ban

  • Ban Tam Bảo: Khi bày thì phải đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước, nếu thiếu cũng không sao chỉ cần tấm lòng thành kính. Lưu ý không được để tiền thật, tiền vàng, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.
  • Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp.
  • Các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu: có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả…) và tiền vàng mã, tiền âm phủ.

Hướng dẫn cách đi lễ chùa đúng cách

Trang phục

Chùa chiền vốn là chốn linh thiêng, là nơi thờ tụng vì vậy bạn nhất định phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Cụ thể là:

  • Lựa chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn đặc biệt là có cùng tông màu với áo tràng, áo lam Phật tử với lựa chọn này vừa thể hiện lòng thành kính với bề trên lại tăng lên nét giản dị, dịu dàng.
  • Đến những chốn linh thiêng như chùa, đền, miếu thì bạn nhất định phải mặc áo sơ mi cổ kín, hoặc áo dài, nếu là áo khoác thì nên là áo bẻ cổ để vừa gọn gàng, lịch sự.

Không nên mặc gì?

  • Tuyệt đối không mặc đồ hở hang đồ có thể nhìn xuyên thấu.
  • Không nên diện những trang phục sành điệu để đi chùa chẳng hạn như quần bó sát, quần giả váy… có thể nó không hở hang nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.
  • Không mặc quần lửng, mặc váy, quần tất lưới đi chùa vì vừa mất mỹ quan lại thiếu sự tôn kính ở nơi thờ phật.
chùa Tết

Đi chùa nên mặc những trang phục lịch sự và trang nhã

 

Nên đi chùa vào giờ nào?

Có nên đi chùa vào buổi tối? Theo quy định của chùa không có điều nào ngăn không cho ghé đến vào buổi tối. Nếu sáng bạn bận rộn không thể đến chùa thì tối đến vẫn được. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình.

Nhiều người vẫn quan niệm đi chùa vào mùng 1 để cả năm được bình an. Tuy nhiên, chùa là nơi linh thiêng nên khi ghé đến đây cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm và cư xử sao cho phù hợp.

Đi chùa nên cầu gì?

Thông thường mọi người đi chùa đều cầu bình an, tiền bạc, lộc tài, công danh tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng đức phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai.

Vì vậy khi đi chùa sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ…), tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên… tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.

Những điều không nên cầu:

  • Không nguyện cúng dường chư Phật.
  • Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.
  • Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.
  • Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này.

ĐỌC THÊM: TOUR DU XUÂN QUÝ MÃO