• VIE

Nộm Rau Dớn – hương vị núi rừng Tây Bắc

Review du lịch

viet

0123

Thời gian

Đăng ngày 01/07/2022

Danh mục

Nộm Rau Dớn – hương vị núi rừng Tây Bắc

Đến với Việt Nam vốn luôn tự hào với nền tảng lịch sử lâu đời cũng như bản sắc văn hóa dân tộc. Trải dài trên mảnh đất hình chữ S là 54 dân tộc anh em cùng sinh sống một cách hòa thuận. Mỗi dân tộc có nét văn hóa và phong tục riêng, cũng như ẩm thực độc đáo. Trong bài này, Huonganhtuorist xin giúp các bạn về ẩm thực độc đáo nhất của dân tộc Thái vùng Tây Bắc.

Giới Thiệu về Tây Bắc:

Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà).

Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

 

 

Đôi nét về người dân tộc Thái:

Dân số nơi đây chiếm hơn 1 triệu người.

Cứ trú: Dân tộc Thái sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An.

Ngôn ngữ: Tày – Thái

Kinh tế: Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong việc đắp đê, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Người thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Các gia đình chăm nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, nhiều màu , bền đẹp.

Trang phục: mấy chục năm gần đây, nam giới đã thường mặc đồ âu phục khá phổ biến, những phụ nữ nơi đây vẫn gắn bó với bộ quần áo, váy, khăn cùng với lối trng sức theo truyền thống dân tộc.

 

Trang Phục Truyền Thống của người dân Tộc Thái

 

Nhà ở: Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có khoảng 40-50 nóc nhà kề bên nhau. Người Thái Đen sử dụng hình ảnh khau cút để trang trí trên mái nhà.

Hôn nhân: Người thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về bên nhà chồng.

Dòng họ: Người Thái có nhiều họ, mỗi họ thường có những quy định kiêng kỵ khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng lò. Họ Quàng kiêng con hổ….

 

 

Thờ cúng: Đồng bào thái thờ cúng tổ tiên, cúng trời đát, cúng bản mường. Gắn liền với sản xuất là những lễ nghi cầu mùa. Mở đầu hàng năm bằng lễ đón tiếng sấm năm mới.

Ma chay: Đồng bào quan niệm, chết là tiếp tục ‘ sống’ ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người về ‘ mường trời’.

Văn hóa: từ xa xưa thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,… là những vốn quáy báu của văn học người Thái. Những tác phẩm thơ nổi tiếng của đồng bào Thái là: ‘ Xống chụ xon xao’, ‘ Khun Lú, Nàng Ửa’. Người Thái sớm có chữ viết niên nhiều vốn cổ được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Đồng bào nơi đây rất thích ca hát.

Nguồn gốc của món nộm rau dớn:

Ẩm thực nộm rau dớn thường được người dân tộc Thái gọi là “pắc cút”, là loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao. Từ xưa đến nay, ẩm thực rau dớn đã được người dân tộc Thái lấy làm nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn ngon.

 

 

Cách làm nộm rau dớn:

Nguyên liệu: Rau dớn, gừng, tỏi, ớt, nước cốt chanh tươi, lạc, rau thơm, muối, mì chính

Cách làm:

Bước 1: Đầu tiên, bạn phải rang lạc cho đến khi chín vàng, sau đó dùng cối giã nhỏ lạc

Bước 2: bạn nhặt rau thơm, lấy ra những lá bị hỏng, xong rồi mang rau đi rửa thật sạch, tiếp đến lấy dao thái rối.

Bước 3: Rau dớn bạn nhặt lấy phần non, bỏ phần lá hỏng, vàng đi rồi đem rửa thật sạch. Sau đó đem rau ra phơi nắng cho tái nhưng vẫn giữ được màu xanh của rau.

Bước 4: Bạn mang rau dớn để vào chõ xôi bằng gỗ rồi đun tầm khoảng 20 phút để rau dớn chín và giữ được màu xanh.

Bước 5:  Sau khi rau đã được đồ chín thì bạn bỏ rau vào một chiếc bát to, cho thêm rau thơm, gừng, ớt, tỏi và nước chanh tươi vào rồi trộn đều. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 6: Cuối cùng, bạn hãy để khoảng 5 phút để rau dớn ngấm đều gia vị thì mới cho lạc rang được giã nhỏ lên trên là bạn có thể thưởng thức ngay nhé.

 

 

Hi vọng bài viết này giúp du khách hiểu hơn phần nào món ăn này. Mong là khi tìm hiểu bài viết này xong thì bạn sẽ có thêm phần tự tin khi đến du lịch nơi đây

XEM THÊM:Thắng Cố Mộc Châu, món ăn đậm đà hương vị Tây Bắc