• VIE

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương từ A đến Z

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 11/05/2022

Danh mục

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương từ A đến Z

Chùa Hương hay còn được gọi là chùa Hương Sơn , là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị. 

Đây một trong những danh thắng lịch sử, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, được rất đông du khách gần xa quan tâm, đặc biệt là vào mùa lễ hội hằng năm. 

Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Giới thiệu khái quát về Chùa Hương

Danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích…) nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức,nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 65km.

Có tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình, đền linh thiêng khác như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan… Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Ngôi chùa ngoài tên thường gọi thì còn có tên khác là Chùa Trong – Trung tâm của quần thể di tích Phật giáo linh thiêng gồm nhiều ngôi đền, chùa lớn nhỏ xây dựng trong các vách đá vôi của động Hương Tích.

Lối đi dẫn vào chùa rộng và mang nhiều nét bí ẩn, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến động Hương Tích có hình thù của con rồng đang há miệng. Trên vách đá có nhiều chữ Hán Cổ từ năm 1770.

Bên trong hang có đặt nhiều tượng Phật được tạc từ đá xanh như tượng Đức Phật, tượng Quan Âm. Người hành hương cho rằng chạm vào các nhũ đá mọc trong hang sẽ mang lại nhiều điều may mắn. Không khí bên trong chùa rất mát mẻ và trong lành giúp khách du lịch cảm thấy thanh thản, yên bình. Quang cảnh ở đây nhộn nhịp nhất vào dịp lễ hội chùa Hương kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tư.

Bạn cũng nên dành thời gian dừng lại và thưởng ngoạn quang cảnh trên đường đến chùa vì phong cảnh rất thú vị, điểm xuyết là những cây ăn quả bao gồm mơ và các loại dược liệu do người dân địa phương trồng. Các ngôi chùa khác có thể tham quan trong quần thể bao gồm Đền Vọng, Động Thuyết Kinh và Chùa Thiên Sơn.

Lịch sử hình thành chùa Hương:

Chùa Trong, hay vẫn luôn được gọi là chùa Hương, nằm ở trung tâm của Hương Sơn và được xây dựng từ những năm cuối của thế kỉ 17. Tuy nhiên, những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1947) đã khiến cho chùa Hương gần như là bị phá hủy hoàn toàn và chỉ được dựng lại sau này theo hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân (1988).

Nên đi du lịch Chùa Hương nên đi tháng mấy?

Chùa Hương là một trong những địa danh nổi tiếng được nhiều du khách gần xa tới hành hương, lễ phật và vãn cảnh chùa. Nơi đây có thiên nhiên hữu tình, là sự kết hợp hài hòa giữa núi cao và nước xanh khiến thời tiết quanh năm mát mẻ.

Thường mở cửa muộn, từ ngày 16/2 (tức ngày 16/1 Âm lịch).Vào những tháng mùa xuân từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch thì nơi đây thường đông đúc hơn hẳn. Đặc biệt, khoảng thời gian từ rằm tháng giêng cho tới khoảng giữa tháng 2 âm lịch là giai đoạn cao điểm của mùa hành hương đầu năm.

Chùa Hương – Mùa hoa gạo nở

Khoảng cuối tháng 3 âm lịch là mùa hoa gạo đỏ rực hai bờ suối Yến. Bạn có thể lựa chọn thời điểm này cho chuyến du lịch Chùa Hương của mình. Ngoài ra, nếu bạn chỉ có ý định đi vãn cảnh chùa thì nên đi vào thời điểm ngoài lễ hội từ tháng 4 đến tháng 12 để có thể chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình, nên thơ một cách toàn vẹn nhất. Đến tháng 6 thời điểm hoa sen nở rộ khắp núi rừng và cuối tháng 10 đầu tháng 11 cũng có hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến sẽ là không gian thích hợp cho bạn vãn cảnh và chụp hình.

Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương.Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết dân gian, trước kia, công chúa Diệu Thiện (tục gọi là Chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) đã tới vùng núi Hương Sơn tu hành 9 năm sau đó đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh (ngày đó gọi là ngày Phật đản nhằm ngày 19 tháng 2 Âm lịch). Đây cũng là thời điểm giữa mùa xuân nên trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, khí trời mát mẻ.

Lễ hội chùa Hương không chỉ là một lễ hội du xuân thông thường mà còn có ý nghĩa rất lớn, ghi đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng thờ của Bắc Bộ. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Phần hội lại là sự kết hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về,hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương

Quần thể chùa Hương có gì?

Du khách khi đến với chùa Hương có thể hành hương theo nhiều tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là từ bến Đục nằm ở bên bờ sông Đáy. Đây chính là cửa ngõ để vào khu danh thắng. Trên đường từ bến Yến vào bến Trò, bạn có thể dừng chân ở đền Trình trên núi Ngũ Nhạc. Đây chính là đền thờ thần núi.

Từ bến Trò đi bộ lên chùa Trò (hay chùa Thiên Trù, chùa Ngoài). Bài đường và hậu cung của ngôi chùa này mới được xây dựng lại. Giữa điện thờ Phật ở chùa Thiên Trù có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá, tạc theo mẫu trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần và cao đến 2,8m.

Gần chùa Thiên Trù có núi Cô Tiên, và chùa Tiên ở trong hang. Trong chùa có 5 pho tượng tạc bằng đá dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện. Tượng Bà Chúa Ba ở giữa, phía trước là bà chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và tượng người chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng. Phía sau là tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của bà Chúa Ba.

Ở giữa chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan. Ở đây có giếng nước trong vắt gọi là Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.

Từ chùa Thiên Trù đi theo đường núi quanh co khoảng 2km là tới động Hương Tích (chùa Trong). Ngoài ra, từ chùa Thiên Trù còn có lối rẽ qua rừng mơ tới chùa Hinh Bồng.

 

Chùa Hương mùa lúa chín

Di chuyển du lịch chùa Hương như thế nào?

Có nhiều phương tiện cho bạn chon như: ô tô, xe máy, xe bus.

Di chuyển bằng ô tô:

Lên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Di chuyển bằng xe máy:

Đi xe máy là lựa chọn vô cùng tiện lợi vì bạn có thể tự do chủ động trong chuyến hành trình của mình mà không cần phải chờ đợi. Sau khi tham quan di tích chùa Hương bạn có thể ghé qua các điểm đến khác gần đó để tiết kiệm thời gian cho lịch trình.

Di chuyển bằng xe bus:

Có tuyến xe buýt công cộng số 103 chạy từ Bến xe Mỹ Đình đến chùa Hương và ngược lại. Xe hoạt động từ 5h00 – 8h00 hàng ngày với tần suất 15 phút/chuyến. Về chi phí, không có sự lựa chọn rẻ hơn vì vé chỉ có 9.000đ/vé 1 chiều/người. Đây là một sự lựa chọn rất kinh tế, tuy nhiên cũng có một số bất tiện như: Mất nhiều thời gian di chuyển, phải chen chúc vào giờ cao điểm và tệ hơn là không tìm được chỗ ngồi

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy. Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp. Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.

Giá vé Chùa Hương bao nhiêu?

Trong năm 2022 giá vé Chùa Hương không có sự thay đổi. Giá vé được giữ nguyên bao gồm:

  • Vé thắng cảnh Chùa Hương là 80.000 đồng/người (bao gồm vé vào Chùa Hương áp dụng cho 21 điểm di tích thắng cảnh tại Chùa Hương).
  • Vé đò là 50.000 đồng/người cho cả lượt vào và lượt ra. Đây là giá vé áp dụng cho tuyến tham quan: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích. Riêng đối với tuyến Tuyết Sơn, Long Vân thì giá vé đò, thuyền là 35.000 đồng/người.
  • Vé cáp treo Chùa Hương khứ hồi là 180.000 đồng/vé đối với người lớn và 120.000 đồng/vé đối với trẻ em. Giá vé một chiều người lớn là 120.000 đồng/vé. Giá vé một chiều cho trẻ em là 90.000 đồng/vé.

Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

  • Khi tới chùa, bạn nhớ ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự nhưng cũng phải thoải mái. Một đôi giày thể thao sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.
  • Khi bước vào các điện thờ của chùa, bạn nên bước vào từ cửa bên chứ không bước vào cửa chính giữa. Ngoài ra, bạn cũng không nên dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa nhé.
  • Nên hạn chế thắp nhang, nếu có bạn chỉ nên thắp 1 nén tại lư hương đặt bên ngoài.
  • Không sử dụng hoặc mua các loại thú và thịt thú rừng làm quà bởi có thể bạn sẽ vô tình mua phải động vật hàng cấm. Hơn nữa đi lễ chùa không nên sát sinh, ăn mặn… sẽ làm giảm sự thành tâm.
  • Cần xem xét cẩn thận về thông tin, nguồn gốc những loại thuốc nam bán dọc 2 bên đường.
  • Xem trước thời tiết  để có chuyến du lịch Chùa Hương thuận lợi nhất bạn nên xem trước thời tiết Chùa Hương 10 ngày tới để kịp chuẩn bị. Nếu có dự báo mưa bạn nhớ đem theo áo mưa, ô để sử dụng nhé.

Trên đây là  kinh nghiệm du lịch Chùa Hương từ A đến Z mà Huonganhtourist , chúc du khách có một chuyến đi trọn vẹn như ý.

Xem Thêm : Khám phá Vườn Quốc Gia Ba Vì