• VIE

Kinh nghiệm đi du lịch Đền Tranh ( Hải Dương ) chi tiết mới nhất 2023

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 04/03/2023

Danh mục

Kinh nghiệm đi du lịch Đền Tranh ( Hải Dương ) chi tiết mới nhất 2023

Đền Tranh ( Hải Dương ) từ lâu đã là một vùng đất nổi tiếng về lịch sử văn hóa, đặc biệt là Đền. Tại nơi đây có Đền Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh – Quan Lớn Đệ Ngũ rất linh ứng, nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, trong bài viết này hãy cùng Hương Anh Tourist tìm hiểu về địa điểm tâm linh này nhé.

1.Tên gọi và vị trí địa lý

Đền Tranh Hải Dương nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Nam thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Đền Tranh hay còn có tên gọi khác là đền Quan Lớn Tuần Tranh là danh từ dùng để gọi một cách kính cẩn vị thần cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh.

2. Nơi đây thờ ai

Ngôi đền này thờ phụng Quan Lớn Đệ Ngũ (Quan Lớn Tuần Tranh)

*Sắc phong: Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Đệ ngũ Tuần Tranh

3. Nguồn gốc lịch sử

Vào thời nhà Trần, người dân bản địa đã lập ra một ngôi miếu nhỏ để thờ vị thủy thần tại vùng ngã ba Sông Tranh giao với Sông Luộc. Do hay bị ảnh hưởng bởi thủy triều và dòng nước xoáy do xạt lở đất. Chính vì vậy vào năm 1935 lập đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên mới, tên gọi vẫn giữ nguyên.

Vào năm 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được xây dựng lại với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau.

Nhưng vào năm 1946, khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến thì nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ, chỉ để lại cung cấm làm nơi thờ tự.

Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Năm 1966, ba gian hậu cung của đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang, cách đền cũ khoảng 300m. Nơi này nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang.

Năm 1996, đền được xây dựng thêm 7 gian tiền tế. Sau 3 năm, đền tiếp tục khởi công xây dựng nhà trung từ.

năm 2004, đền đã hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung.

Năm 2006, nhân dân đã hoàn thiện việc xây dựng đông vu và nhà hóa sớ cho đền Tranh..

4. Các ban thờ

Đền Tranh là ngôi đền cổ gồm 11 ban thờ như:

  • Ban thờ Phật
  • Ban thờ Thánh mẫu
  • Ban thờ Ngọc hoàng Thượng đế
  • Ban thờ Ngũ vị tôn ông
  • Ban thờ Tứ phủ chầu bà (Thiên phủ, Địa phủ, Thuỷ phủ, Nhạc phủ)
  • Ban thờ Quan lớn Đệ Ngũ – Tuần Tranh
  • Ban thờ Sơn trang
  • Ban thờ Động chúa sơn lâm
  • Ban thờ Thành hoàng: Quý Minh và Vũ Đô Mạnh
  • Ban thờ Mẫu địa
  • Ban thờ Đức thánh Trần

 

5. Các câu chuyện xung quanh

Quan Lớn Tuần Tranh là vị Tôn Quan thứ năm trong Ngũ Vị Tôn Quan sau hàng Tam Tòa Thánh Mẫu.

Quan Tuần Tranh có nhiệm vụ giám sát nhân gian. Ngài được Ngọc Hoàng ban cho quyền thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người, thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.

Ngài là vị tướng tài ba danh tiếng lẫy lừng, nắm quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh và được nhân dân tôn kính phụng thờ nghiêm cẩn.

Thần tích về Ngài phần lớn xoay quanh các sự kiện ông sống vào thời Vua Hùng thứ 18. Theo đó, Quan Tuần Tranh là 1 trong 10 tướng tài đã có công cùng Phạm Vĩnh ( vua cha bát hải ) lập lên chiến thắng đánh đuổi quân xâm lược trong thần tích đền Đồng Bằng.

Ngoài ra, còn có một truyền thuyết về Quan Lớn Đệ Ngũ như sau: Ông giáng trần là con trai thứ 5 của một gia đình có truyền thống lái đò trên sông Vĩnh (nay thuộc tỉnh Hải Dương) vào thời Vua Hùng thứ 18.

Trước đó, phụ thân phụ mẫu Ngài tuổi tác đã cao mà chưa có con nối dõi. Một lần, ông bà nhặt được một bào thiêng trong ổ trứng rắn liền mang về nhà. Sau 9 mùa trăng, 9 con rắn ra đời, lớn dần lên.

Năm ấy, đất nước có giặc, vua Hùng phải lập đàn khấn cầu các Thần linh giúp sức, lại sai sứ giả đi chiêu tập hiền tài huấn luyện binh nhung. Nghe tiếng loa truyền, 9 rắn hóa thành 9 chàng trai, cùng vào yết kiến nhà vua xin tham gia tiễu trừ quân giặc.

9 anh em nhất hô bách ứng kéo theo cả thuồng luồng, thủy quái ra trận khiến quân giặc khiếp sợ, đất nước trở lại yên bình. Vua Hùng truyền lệnh phong họ là 9 ông Hoàng.

Ngày 22/8 năm Bính Dần, bỗng một hào quang chói lòa xuất hiện và 9 chàng trai lại hóa thành 9 con rắn trở về dòng sông Tam Kỳ.

Nhân dân vùng này đã lập 9 ngôi đền thờ họ ở dọc 2 bờ sông từ bến đò Tranh tới tận cửa biển Diêm Điền và đền Đồng Bằng là nơi thờ người cha chèo đò thuở ấy, với duệ hiệu Trấn Tam Kỳ giang linh ứng, Vĩnh Công Đại Vương, Bát Hải Động Đình gọi nôm là Vua Cha Bát Hải. Ông là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thủy bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong Công hầu.

6. Kiến trúc tại đền

Đền Tranh là một công trình làm nổi bật diện mạo thị trấn Ninh Giang, cũng là ngôi đền uy nghi biểu tượng cho vùng Tây Bắc. Ngay sát bên cạnh đền Tranh là chùa Tranh, ngăn cách với đền bởi một hồ nước. Ngôi chùa này vô cùng rộng lớn với 100 gian chạy dài thẳng tắp, được xây dựng từ năm 2012.

Đền Tranh thờ thần và đặt trong khám và đây đó trên xà trên khung cửa được gắn những thanh xà và bạch xà, ban đêm được ánh điện soi sang lấp lánh cửa đồ thờ, hương án làm tăng thêm vẻ uy nghi vốn có của nơi thờ tự.

Đền hiện nay gồm 3 gian và cung cấm.

+ Gian ngoài cùng là Ban thờ Trần Triều và ban thờ Sơn Trang

+ Gian giữa thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế

+  Gian trong thờ Phật, Mẫu Địa bên phải, ở giữa là ban thờ Quan Lớn Tuần Tranh và bên trái là ban thờ Tứ Vị Quan Lớn

+ Trong cùng là cung cấm và phía sau đền chính là động thờ Mẫu. Bên ngoài có khuôn viên khá rộng để du khách đến đền sắp lễ.

7. Nơi đây có lễ hội gì

Đền Tranh được truyền tụng là nơi linh ứng, cầu gì được nấy. Tiếng lành đồn xa, cứ vào ngày hội của đền, du khách thập phương lại đổ về đây.

Hội tháng 2 âm lịch, hội đã được tổ chức từ ngày 10-20, trong đó hội chính là vào 14/2 âm lịch – ngày sinh của quan lớn Tuần Tranh.

Hội tháng 5 âm lịch, từ ngày 20-26 và hội chính vào 25/5 âm lịch – ngày hoá của Đức thánh.

Lễ hội đền Tranh Hải Dương có quy mô rộng lớn và là một trong những hội lớn của Hải Dương. Không chỉ trong những ngày hội (thường kéo dài tới 7 ngày) mà những ngày thường cũng không ít khách đến lễ và không thể thiếu tiết mục hát chầu văn.

 

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn về thông tin cho chuyến đi sắp tới.

Xem thêm:

Chùa Keo

Đền Đồng Bằng

Thái Bình