• VIE

Kinh nghiệm đi Chùa Keo – Thái bình mới nhất 2023

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 03/03/2023

Danh mục

Kinh nghiệm đi Chùa Keo – Thái bình mới nhất 2023

Đi chùa đầu tháng, đầu năm là văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam, mong muốn cầu may mắn, Bình an, tại Thái bình có một ngôi chùa có kiến trúc cổ kính đặc trưng của ngôi chùa Việt gần 400 năm tuổi, có tên gọi là Chùa Keo hay Thần Quang Tự. Trong bài viết này hãy cùng Hương Anh Tourist tìm hiểu về Chùa Keo Thái Bình này nhé.

1. Tổng quan về Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình

a, Tên gọi và vị trí địa lý

Chùa Keo có tên là “ Thần Quang Tự ”400 năm tuổi, tọa lạc trên bờ sông Thái Bình tại làng Keo nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dân gian còn gọi ngôi chùa ở Thái Bình là Keo trên, phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định, theo dòng chảy của con sông.

b, Lịch sử

Ngôi chùa Keo ngày nay được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632 theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam (có nghĩa là kiến trúc bên trong theo hình chữ Công, bên ngoài theo hình chữ Quốc). Tới nay đã được 400 năm tuổi

c, Kiến trúc của Chùa Keo Thái bình

  •  Theo văn bia còn lưu, diện tích toàn khu chùa rộng 28 mẫu (tương đương 108.000m2), công trình gồm 21 dãy, 154 gian lớn nhỏ. Hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên 16 tòa, 126 gian, tổng diện tích gần 58.000m2.
  •  Xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với kỹ thuật cao, chạm trổ tinh tế.
  •  Quần thể chùa Keo còn chứa đựng nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật nhỏ với nét riêng độc đáo, không nơi nào có, tiêu biểu như: Tam quan nội, tòa Giá roi, hành lang đông tây, gác chuông,…
  • Sự độc đáo của hương án chùa Keo là hệ thống hoa văn trang trí phong phú và dày đặc. Trong đó, hình tượng rồng với 68 đồ án được bố cục theo những đề tài như “long ẩn vân”, “lưỡng long chầu nhật”, “long giáng”. Ngoài ra, trên hương án còn chạm khắc lên tới 550 hoa sen, 435 hoa cúc, 24 hoa dây, lá, trúc, linh thú, mây lửa, ngọc báu… Đây là những đề tài mang đậm yếu tố nghệ thuật Phật giáo và Nho giáo, phản ánh đặc trưng tôn giáo tín ngưỡng của người Việt trong diễn trình lịch sử nói chung, thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII nói riêng. Hương án hiện được đặt trang trọng tại tòa ống muống tiếp giáp với tòa hậu cung của khu thờ Đức Thánh Dương Không Lộ

2. Chùa có gì đặc biệt

Thần Quang Tự

  • Nằm cạnh dòng Sông Hồng
  • Chùa là nơi thờ Phật và Đức Thánh Dương Không Lộ – người có công xây dựng chùa
  • Tháp chuông Chùa Keo được Kỷ lục Guinness Việt Nam xác lập là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam.
  • Chùa Keo còn là nơi lưu giữ nhiều di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa từ thế kỷ XVII đến nay. Tiêu biểu trong đó là 2 Bảo vật quốc gia: Hai cánh cửa chạm rồng và Hương án. Là một trong 23 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 12 năm 2021
  • Lễ hội chùa Keo hiện còn bảo lưu nguyên vẹn nhiều nghi thức truyền thống như: khai chỉ mở cửa đền Thánh, tế lễ Phật thánh trong nội tự chùa, rước kiệu Đức thánh.

3. Chùa Keo ở các mùa lễ hội

  •  Chùa Keo ” Thần Quang Tự ” tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức thánh Thiền sư Không Lộ.
  •  Nếu như lễ hội mùa xuân vừa là lễ hội nông nghiệp vừa là lễ hội thi tài gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng sông nước thì lễ hội mùa thu ngoài tính chất là hội thi tài giải trí còn mang đậm tính chất của một lễ hội lịch sử.
  •  Cùng với các nghi lễ độc đáo, lễ hội chùa Keo còn có các cuộc thi tài, các trò chơi dân gian đặc sắc như thi bắt vịt, thi nấu cơm, thi têm trầu,… Thông qua các trò chơi dân gian truyền thống, hình thức biểu diễn nghệ thuật phản ánh lối sống của vùng dân cư nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Thái Bình nói riêng.

 

Hy vọng bài viết trên giúp đỡ được bạn các thông tin tại Chùa Keo Thái Bình trong một chuyến đi gần nhất.