• VIE

Đại Nội Huế – Lưu giữ vết tích của triều Nguyễn

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 04/05/2022

Danh mục

Đại Nội Huế – Lưu giữ vết tích của triều Nguyễn

Giới thiệu về Huế

Huế vùng đất cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc, đặc biệt phải kể đến Đại Nội Huế ghi dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo. Hãy cùng Huonganhtourist tìm hiểu về công trình đồ sộ nhất lịch sử Việt Nam này nhé.

 

Đại nội Huế

Đại Nội Huế

 

 

Nằm ở bên bờ Sông Hương Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước.

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ XX, là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993.

Cụm di tích gồm : Hoàng Thành ( nơi vua làm việc ) – Tử Cấm Thành ( nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc )

Là công trình đồ sộ nhất của lịch sử Việt Nam, trong quá trình xây dựng có hàng vạn người cùng nhau thi công kéo dài tới 30 năm,.. bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.

 

Khám phá Đại Nội Huế

Hoàng thành Huế

 

 

Hoàng Thành Huế bao gồm nhiều khu vực như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ,… được đặt giữa một không gian thiên nhiên đẹp hài hoà của những hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh tươi toả bóng mát. Hoàng thành có 4 cổng được đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn. Ngọ Môn không chỉ đơn giản là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội Cung Đình Huế.

 

Cổng Ngọ Môn Huế 

Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và trông xa ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu.

Trên cổng là Lầu Ngũ Phụng có kết cấu bằng gỗ lim, chia làm 2 tầng và 9 bộ mái, mái giữa được lợp màu vàng, còn lại là 8 lợp mái xanh. Trước đây, Lầu Ngũ Phụng là nơi tổ chức một số các lễ lớn của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc.

 

Điện Thái Hoà

Điện Thái Hòa

 

 

Điện Thái Hòa là một biểu trưng quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình.

chất liệu sử dụng chính để xây điện là gỗ lim. Phần mái điện, cột và … được điêu khắc hình rồng uốn lượn đầy tinh tế, tỉ mỉ. Chính giữa điện là ngai vàng của vua được đặt ở vị trí trang nghiêm, nơi vua ngồi trong các buổi thiết triều.

 

Cung Diên Thọ

Cung Điện Thọ

 

Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu.

 

Tử cấm thành

Tử Cấm thành là nơi sinh hoạt của vua cũng như là hoàng triều nhà Nguyễn. Trong Tử Cấm Thành, có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau

 

Đại cung môn

Đại Cung Môn hình ảnh được khôi phục

 

 

Đại Cung Môn là cửa chính (hướng nam) vào Tử Cấm thành, gồm có 5 gian 3 cửa và được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, năm 1833. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua đi, mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Đại Cung Môn nhìn ra sân trước hướng ra Điện Thái Hòa, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, phía trên lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Công trình Đại Cung Môn đã bị phá hủy trong chiến tranh, hiện đang được Trung tâm bảo tồn Di tích Huế nghiên cứu để phục dựng lại.

Đại cung môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành, gồm có 5 gian 3 cửa và được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, năm 1833. Cửa chính giữa dành cho vua đi, mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu.

Đại cung môn nhìn ra phía Điện Thái Hòa, được xây dựng bằng gỗ, bên trên ngói lợp bằng hoàng lưu ly. Công trình Đại Cung Môn đã bị phá hủy trong chiến tranh vẫn đang được nghiên cứu để dựng lại.

 

Tả Vũ và Hữu Vu

Tả Vũ và Hữu Vu

 

Hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh, xây dựng đầu thế kỷ 19. Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ trong triều. Hai tòa nhà này là nơi để chuẩn bị cho các nghi thức trước buổi thiết triều, nơi tổ chức các cuộc thi Đình hay yến tiệc.

 

Điện Cần Chánh

Điện Càn Thành

 

Điện Cần Chánh nằm thăng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, đây là nơi để vua thiết triều

 

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu

 

Nơi đây sẽ dùng để nhà vua nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn

Xem Thêm:

TOP 10 DANH LAM THẮNG CẢNH HUẾ KHÔNG THỂ BỎ QUA 

CỐ ĐÔ HUẾ – MUA GÌ VỀ LÀM QUÀ 

MÓN ĂN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN CỐ ĐÔ HUẾ