• VIE

Cột cờ Lũng Cú, dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 04/10/2022

Danh mục

Cột cờ Lũng Cú, dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc

Nẳm ở điểm cao nhất trên mỏm cực Bắc của Tổ quốc, di tích lịch sử cột cờ Lũng Cú chính là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc, thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Nếu có dịp tới nơi đây du khách sẽ cảm nhận được cái không khí, cái cảm giác lâng khi đứng dưới chân cột cờ ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của đất trời và ngân vang bài Quốc ca dưới lá cờ rộng 54m2 tượng trưng cho sự gắn gết, đồng lòng của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Thực sự là một niềm vinh dự, tự hào lớn lao.

Cột cờ Lũng Cú, điểm đến thiêng liêng

Nằm ở độ cao gần 1500m so với mực nước biển, cột cờ Quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú hay núi Rồng, cột cờ được dựng theo mô hình của cột cờ ở thủ đô Hà Nội nhưng có kích thước nhỏ hơn một chút. Cột cờ được xây dựng theo hình bát giác với chiều cao trên 30m và được khánh thành vào ngày 25/9/2010.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc

Lũng Cú có nhiều tên gọi, theo cách gọi dân dã, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mông, thì Lũng Cú là Lũng ngô (vì theo tiếng Mông, cú có nghĩa là ngô). Còn đồng bào dân tộc Lô Lô thì gọi Lũng Cú là Long Cư – nơi rồng ở.

Tương truyền rằng khi xưa, rồng tiên xuống trần gian du ngoạn, vì yêu mến cảnh sắc tuyệt vời nơi đây, mà đậu xuống ngọn núi trước làng, chính là ngọn núi Rồng ngày nay.

Yêu mến mảnh đất này, nhưng rồng tiên cũng nhận thấy cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng cực khổ, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nên trước khi về trời, rồng tiên động lòng trắc ẩn, đã để hai con mắt của rồng tại nơi này.

Và hai mắt rồng đã hóa thành hai hồ nước ngọt ở hai bên chân núi. Một hồ nước của làng Thèn Pả (thuộc làng dân tộc Mông) và một hồ nước của làng dân tộc Lô Lô. Nhờ có 2 hồ nước ngọt này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt đi phần vất vả.

Điều kỳ diệu là dù thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở hai hồ này không bao giờ cạn. Xưa kia, người dân trong làng vẫn sử dụng nước ở hai hồ để ăn uống và sinh hoạt.

Đây là cột cờ lịch sử được xây dựng lần đầu tiên vào thời vua Lý, với vật liệu ban đầu là gỗ sa mộc và được phục dựng lại vào năm 1887 trong thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp theo, cột cờ được trùng tu và xây dựng lại vào những năm 1992, 2000 và 2002 với quy mô và kích thước ngày một lớn hơn.

Tới nay, chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người

Cột cờ Lũng Cú

Địa điểm này cũng được xếp hạng Di tích lịch sử và danh thắng quốc gia, là biểu tượng khẳng định chủ quyền dân tộc. Hàng năm, cột cờ Lũng Cú đón lượng lớn khách du lịch đến khám phá.

Đường lên cột cờ được xây dựng với tất cả 839 bậc thang, chia thành 3 hành trình. Phía giữa chặng có nhà chờ để khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh, chụp ảnh. Càng lên cao, không gian càng mở rộng với đồi núi xanh rì, những bản làng xen kẽ với những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc.

Cột cờ Lũng cú

Mỗi bậc thang tiến về đỉnh cột cờ mang nhiều cảm xúc khác nhau, càng lên cao cảnh quang xung quanh trở nên huyền ảo. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể thỏa thê ngắm nhìn núi non trùng điệp, hùng vĩ nơi địa đầu Tổ quốc, tại đây bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tựa như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của vùng đất này. Xen lẫn cảnh đẹp kì vĩ ấy, là những nếp nhà trình tường, những mái ngói âm dương cổ kính bảng lảng làn khói.

Nên tham quan cột cờ Lũng Cú vào thời điểm nào trong năm

Bạn có thể đến Lũng Cú bất kỳ mùa nào trong năm. Mỗi mùa tại đây đều có 1 nét đẹp riêng hấp dẫn khách du lịch:

Từ tháng 1 tới tháng 3 trong năm là thời điểm nở rộ của hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng khoe sắc.
Còn tháng 4 là mùa hoa trẩu và hoa lan, loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Tháng 5 là thời điểm mùa nước đổ.
Tháng 6 đến tháng 8 là mùa hè rực nắng vàng. Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng nếu bạn muốn chinh phục cột mốc 428.
Còn từ tháng 10 tới tháng 12 chính là thời gian cao nguyên đá Đồng Văn bước vào mùa hoa tam giác mạch. Ngoài ra, đến đồng văn thời điểm này bạn có thể tham gia lễ hội hoa đặc biệt được tổ chức thường niên tại cao nguyên Đồng Văn.

ĐỌC THÊM: KHÁM PHÁ DINH THỰ VUA MÈO, HUYỀN THOẠI NƠI CAO NGUYÊN ĐÁ