• VIE

Chùa Tam Chúc -Ngôi chùa lớn nhất ở Việt Nam

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 12/05/2022

Danh mục

Chùa Tam Chúc -Ngôi chùa lớn nhất ở Việt Nam

Chùa Tam Chúc được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn” nhờ cảnh đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng. Đến đây, du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường mà hiếm nơi nào có được.

Nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, Hà Nam là vùng chiêm trũng với khí hậu dễ chịu, thiên nhiên trù phú, sông núi hữu tình. Hà Nam không chỉ có danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các công trình tâm linh đồ sộ, hàng trăm di sản văn hóa đặc sắc, cùng các lễ hội và hoạt động đa dạng nhằm giới thiệu nét đẹp văn hóa địa phương. 

Khu Du lịch Chùa Tam Chúc là Quần thể du lịch tâm linh trọng điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình.

Giới thiệu Chùa Tam Chúc – Hà Nam

Quần thể Chùa Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km.

Quần thể chùa Tam Chúc có diện tích gần 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên…

Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam, đây cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Ngôi chùa tọa lạc trong một khung cảnh thơ mộng, với trước mặt là hồ nước bát ngát, bao quanh là những dãy núi đá vôi và những khu rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng cho mọi du khách ghé thăm.

Đây là khu du lịch có quy mô rất lớn, kết hợp giữa du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, và nhiều dịch vụ khác, với 6 phân khu chức năng; và trong tương lai, Chùa Hương (Hà Nội), Chùa Tam Chúc (Hà Nam), và Chùa Bái Đính (Ninh Bình) liên kết với nhau trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Lịch sử ngôi Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”.

Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn.

Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao.

Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

Chùa Tam Chúc Thờ Ai ? 

Chùa Tam Chúc thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Quan Âm,những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc – Khu du lịch tâm linh lớn nhất nước ta

Hướng dẫn di chuyển từ Hà nội đến Chùa Tam Chúc

Di chuyển chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân

-Di chuyển bằng xe máy

Từ trung tâm thành phố Hà Nội, các bạn đi theo tuyến đường Giải Phóng, chạy thẳng theo Quốc lộ 1A đến thành phố Phủ Lý thì rẽ vào quốc lộ 2B, theo hướng thị trấn Ba Sao. Từ Phủ Lý đến Ba Sao khoảng trên 10km. Đến đây bạn sẽ dễ dàng hỏi đường và tìm được vị trí chùa Tam Chúc.

-Di chuyển bằng ô tô

Từ trung tâm thành phố Hà Nội, các bạn đi theo tuyến đường Giải Phóng, chạy thẳng theo Quốc lộ 1A đến thành phố Phủ Lý thì rẽ vào quốc lộ 2B, theo hướng thị trấn Ba Sao. Từ Phủ Lý đến Ba Sao khoảng trên 10km. Đến đây bạn sẽ dễ dàng hỏi đường và tìm được vị trí chùa Tam Chúc.

Từ Hà Nội, bạn đi theo cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tới quốc lộ 38 tại Duy Tiên thì đi ra quốc lộ 1A, sau đó đi tới Kim Bảng và đi về Ba Sao, Hà Nam.

Di chuyển đến chùa Tam Chúc bằng xe khách:

Từ trung tâm Hà Nội, các bạn cần di chuyển đến bến xe Giáp Bát để bắt tiếp xe khách hoặc xe buýt đền chùa Tam Chúc.

Đường từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc.

Nên du lịch chùa Tam Chúc mùa nào ?

Chùa Tam Chúc Ninh Bình nằm ở khu vực miền Bắc, có khí hậu ôn hòa, chia thành bốn mùa rõ rệt. Mỗi mùa ngôi chùa này lại có nét đẹp riêng, bạn có thể tới đây bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, nếu muốn trải nghiệm nhiều lễ hội náo nhiệt, không khí đông vui tại chùa, bạn nên tới khu du lịch chùa Tam Chúc vào mùa xuân, khoảng thời gian sau Tết. Cụ thể là từ tháng Giêng cho tới tháng 3 âm lịch là mùa lễ hội ở chùa Tam Chúc. Mùa hè thường vắng du khách hơn do thời tiết khá oi bức và hay có mưa bất chợt.

Các điểm khám phá tại chùa Tam Chúc

Nhà khách Thủy Đình

Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, bạn sẽ đặt chân đến nhà khách Thủy Đình đầu tiên, để check-in, mua vé lên thuyền đi khám phá chùa Tam Chúc. Trong thời gian ở nhà khách Thủy Đình, du khách có thể tham quan nội thất, tranh ảnh về chùa. Khách du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam có thể xem bối cảnh toàn khu du lịch tâm linh Tam Chúc tại nhà khách Thủy Đình.

Nhà khách Thủy Đình

 

Đình Tam Chúc 

Đình Tam Chúc là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.

Đình Tam Chúc là một công trình không quá đồ sộ nhưng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Ngôi đình mang đậm kiến trúc đình cổ Bắc Bộ, tọa lạc giữa hồ nước, là nơi thờ hoàng hậu Đinh Dương Thị Nguyệt, vua Đinh Tiên Hoàng và thần Bạch Mã.
Từ chùa, bạn phải đi qua một cây cầu có zigzag bắc qua Hồ Tam Chúc mới đến ngôi đình. Không gian thơ mộng, bao la ở đây là điểm check-in yêu thích của rất nhiều bạn trẻ.

Đình Tam Chúc

 

Cổng Tam Quan

Để đến du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, du khách sẽ cần đi qua cổng tam quan. Có 2 cổng tam quan ngoại và tam quan nội, được xây dựng vô cùng đồ sộ, kiên cố và có hoa văn đặc sắc.

Vườn cột kinh

Từ Cổng Tam Quan đến Điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua Vườn Cột Kinh. Đây là vườn lớn với 32 cột kinh Phật, được phục dựng theo phiên bản cột kinh Phật tại Chùa Nhất Trụ, một bảo vật quốc gia ở Hoa Lư, Ninh Bình.
Những cột kinh ở Chùa Tam Chúc được làm từ đá xanh từ Thanh Hóa. Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, được thiết kế kiểu đài sen – nụ sen với phần thân trụ hình lục giác, điêu khắc tỉ mỉ các lời dạy của Đức Phật.

Vườn Cột Kinh,Tam Chúc

 

Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời)

Chùa Ngọc, hay còn gọi là Đàn Tế Trời, là một trong những công trình thuộc quần thể Chùa Tam Chúc, tọa lạc trên đỉnh Núi Thất Tinh ở độ cao 200m so với mực nước biển. Từ Chùa Ngọc, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh núi non Tam Chúc hiện ra trước mắt, đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Ngôi chùa cao 15m, được xây dựng bằng 2.000 tấn đá khối granite đỏ xếp liền nhau mà không cần xi măng hay keo dính. Toàn bộ đá xây dựng được chế tác tại Ấn Độ và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam.
Đi qua 299 bậc thang dẫn vào chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật A Di Đà bằng hồng ngọc nặng đến 4,9 tấn. Đây là loại đá quý nhập khẩu từ Myanmar. Bên cạnh đó là tượng Quan Âm Tống Tử bằng bạch ngọc nguyên khối, nặng khoảng 5kg. Được biết, đây là một trong những cổ vật quý ở Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng – nơi sở hữu Bảo tàng

Chùa Ngọc

Giá vé thăm quan Chùa Tam Chúc

Dưới đây là bảng giá dịch vụ và bảng giá vé các dịch vụ tại chùa Tam Chúc các bạn có thể tham khảo. Và một số kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ khi thăm quan chùa miền đất phật xin được chia sẻ.

Giá vé thăm quan chùa là hoàn toàn miễn phí

Giá vé xe điện ở chùa Tam Chúc: 90.000đ/khách/khứ hồi, vé trẻ em cao dưới 1m: Miễn phí.

+ Lịch trình của xe điện: Từ Thủy Đình – cổng Tam Quan – Vườn Cột Kinh > Tam Điện > Điện Pháp Chủ > Điện Tam Thế > chùa Ngọc.

Giá vé đi thuyền 2 chiều đi và về: 200.000/người đối với vé thường. 240.000/người đối với vé vip.

+ Lịch trình đi tàu thuyền, tham quan ở chùa Tam Chúc: Đình Tam Chúc – Tam Quan – Vườn Cột Kinh – Tam Điện – Điện Pháp Chủ – Điện Tam Thế – Chùa Ngọc, chiều về sẽ đi bằng xe điện miễn phí.

Giá vé gửi xe máy là 5.000/xe

Giá vé oto là 10.000-40.000/xe

Giá vé khách xá thấp nhất là 900.000/phòng/ngày đêm.

Giá vé xuất ăn cho một người là 75.000/người

 

Dịch vụ xe điện tại chùa Tam chúc

Trên đây là Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam mà Huonganhtourist  chia sẻ tới du khách, chúc du khách có một chuyến đi trọn vẹn như ý.

 

Xem Thêm : Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương Từ A đến Z