• VIE

Văn hoá và lễ hội ở đảo Phú Quốc

Phú Quốc

Thời gian

Đăng ngày 29/10/2022

Danh mục

Văn hoá và lễ hội ở đảo Phú Quốc

Phú Quốc nơi có những lễ hội văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc và những giá trị tín ngưỡng đáng trân trọng nhất.

Văn hoá – Tín ngưỡng

Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng nhất ở Phú Quốc. Trên đảo có  những ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi như chùa Hộ Quốc, Sùng Hưng, Sùng Đức, Sư Muôn (còn gọi là chùa Hùng Long),… Khu vực tập trung nhiều nhất là Phường Dương Đông.

Chùa Hộ Quốc là một trong những chùa nổi tiếng của Phú Quốc

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa và các sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở phường Dương Đông là: Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, và Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

Ngoài ra Phú Quốc cón có một số nhà nguyện, nhà thờ:

Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền Bắc vào đảo làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là Albelza và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền chỉ còn lại ít dân nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang. Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở phường Dương Đông. Sau năm 1975, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được nhà nước quản lý.

Sau năm 1954, có khoảng 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An ra đảo sinh sống, dưới sự dẫn dắt của linh mục Giuse Trần Đình Lữ. Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957 để phục vụ nhu cầu đời sống tôn giáo của các giáo dân. Những năm sau đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Giám mục Giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện tại, chính xứ là Linh mục Gioan Trần Văn Trông, với sự giúp đỡ của 2 phó xứ là Linh mục Hải Đăng và Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Số giáo dân hiện tại khoảng 2.000 người.

Những lễ hội tiêu biểu nhất tại Phú Quốc

  1. Lễ hội nghinh Ông

Lễ Hội Nghinh Ông là lễ hội lớn nhất

Lễ Hội Nghinh Ông là lễ hội lớn nhất đối với ngư dân.

Có nguồn gốc từ rất xa xưa và là cội nguồn của các ngư dân miền biển. Đây được coi là lễ hội lớn nhất của các ngư dân với các tên gọi khác nhau.

Lễ rước gồm 2 giai đoạn: Rước ông từ ngoài biển và rước ông về lăng. Dưới nước, ngư dân cùng với hàng trăm chiếc thuyền, ghe cùng thuyền rồng sẽ rước cá Ông vào đất liền. Sau đó, đoàn người cùng lần, sư tử, rồng sẽ rước ông vào lăng. Cuối cùng, người dân sẽ tổ chức ăn mừng cho lễ nghinh Ông thành công. Các nghi thức được thực hiện đặc biệt trang trọng. 

2. Lễ hội Nguyễn Trung Trực:

Lễ hội Nguyễn Trung Trực bắt đầu từ năm 1996.

Lễ này đã duy trì và ngày càng phát triển bắt đầu từ năm 1996. Đến nay, lễ hội Nguyễn Trung Trực đã trở thành một yếu tố văn hóa không thể thiếu đối với người dân Phú Quốc, Kiên Giang. Lễ hội này được tổ chức tại đền thờ cụ Nguyễn tọa lạc tại xã Gành Dầu, Phú Quốc.

Lễ hội cũng gồm 2 phần: Lễ và hội. Phần lễ được thực hiện theo đúng các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn nghiêm, kính trọng dành cho vị anh hùng đã có công lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động dân gian rất thú vị xoay quanh cuộc đời, hình tượng Nguyễn Trung Trực như triển lãm ảnh, biểu diễn văn nghệ, diễn kịch,… Bên cạnh đó còn là những hình thức giải trí sôi động như múa lân, hội thi thể thao, chợ phiên và các trò chơi dân gian truyền thống của Phú Quốc. Tất cả đều mang đậm bản sắc dân tộc và giá trị văn hóa địa phương.

3, Lễ hội Dinh Bà Ông Lang :

Lễ hôiuj Dinh Bà Ông Lang được tổ chức vào ngày 18-19/01 âm lịch hàng năm

Được tổ chức vào ngày 18-19/01 âm lịch hàng năm. Nhằm tưởng nhớ vợ của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Người dân tổ chức lễ hội mong muốn cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu đủ đầy. Dinh Bà Ông Lang nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông 7km. Hàng năm, người dân địa phương đến Dinh rất đông, đặc biệt vào dịp lễ hội. Khách du lịch cũng vì sự linh thiêng của Dinh Bà Ông Lang mà tìm đến hành lễ. 

4. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự :

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự.

Sùng Hưng là một ngôi chùa cổ nằm gần Dinh Cậu, được xây dựng theo phong cách dân gian. Trong chùa chia làm nhiều khu thờ cúng. Như miếu thờ bà Chúa Xứ, tượng thờ Quan Âm Nam Hải, tượng thờ Nguyễn Trung Trực,…

Đây là một ngôi chùa cổ lớn. Mặc dù được xây dựng từ những năm cuối thể ký 19 nhưng chùa vẫn giữ được nét riêng cùng giá trị thiêng liêng của mình. Hàng năm cứ đến ngày 30/07 ÂL tại đây sẽ diễn ra Đại lễ Trai Đàn với nhiều nghi thức như Công Phu, Thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn, Động Đàn,…

5. Lễ hội Đình Thần Dương Đông :

Lễ hội Đình Thần Dương Đông

Được tổ chức vào ngày 10-11/01 AL, lễ hội Đình Thần Dương Đông trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây mỗi năm. Chính vì vậy, cứ vào dịp lễ hội, người dân đổ về đây rất đông. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người đã có công khai khẩn, lập xóm làng.

6. Lễ hội đua thuyền truyền thống:

Lễ hội đua thuyền tại Phú Quốc diễn ra sôi động.

Lễ hội đua thuyền tại Phú Quốc được tổ chức hàng năm. Diễn ra vô cùng sôi động và thu hút rất đông người tham gia. Chính hoạt động du lịch đã giúp lễ hội này ngày càng phát triển và được biết đến nhiều hơn. Cuộc thi đua thuyền trên biển diễn ra tại bãi biển Dinh Cậu.

Các đội đua đến từ các khu vực khác nhau sẽ trổ tài để giành chiến thắng. Hòa với sự cạnh tranh của các đội chơi chính là không khí cổ vũ náo nhiệt bên trong bờ. Không chỉ người dân địa phương mà cả khách du lịch cũng bị hấp dẫn bởi không khí sôi nổi của lễ hội này. Điều này không những giúp Phú Quốc phát huy phong trào truyền thống mà còn là cơ hội quảng bá cho du lịch biển đảo.

Có thể thấy, Phú Quốc là hòn đảo mang đậm bản sắc dân tộc, nơi gìn giữ rất nhiều các lễ hội dân gian truyền thống, nơi có những giá trị văn hóa và tín ngưỡng đáng trân trọng nhất. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên Phú Quốc là điểm Du lịch thu hút khách nhất.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc