DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trHiện có ba thuyết về ý nghĩa tên gọi “thắng cố”:
Là món ăn dân dã truyền thống của vùng non cao Tây Bắc, thế nên hễ ai có dịp đến đây đều muốn được một lần thưởng thức thức quà quý này. Thắng cố là món đặc sản đã có từ lâu đời. Nhưng nồi thắng cố truyền thống của người H’Mông ở Mộc Châu với cách thức chế biến riêng lại tạo ra hương vị khó quên với bất kỳ ai đã từng được thưởng thức món này.
Trông có vẻ đơn giản, ấy vậy mà để nấu được một nồi Thắng Cố Mộc Châu thơm ngon cùng mùi hương thơm lựng hấp dẫn lại chẳng giản đơn tí nào. Đồng bào dân tộc H’Mông phải lọc xương thật sạch, chỉ lấy thịt và sơ chế các loại nội tạng khác.
Phần thịt và nội tạng sau khi được làm sạch sẽ mang đi ướp cùng với các loại gia vị cơ bản như mắm, muối tinh, bột ngọt, hạt tiêu rừng, sả, gừng. Và tất nhiên không thể thiếu mắc khén – loại gia vị đặc trưng chỉ có riêng vùng sơn cước Tây Bắc mới có mà thôi. Ngoài ra, đồng bào dân tộc H’Mông còn thường bỏ thêm ba loại gia vị là lá đắng, thảo quả và rau răm, cốt để tạo nên hương vị đặc trưng chỉ riêng nồi Thắng cố Mộc Châu mới có mà thôi.
Để có thể nấu được những nồi Thắng cố Mộc Châu hấp dẫn, đồng bào dân tộc H’Mông sẽ dùng một cái chảo cỡ lớn đặt trên bếp lửa bập bùng than hồng. Chảo được dùng để nấu phải là loại chảo cũ – đây cũng là bí quyết chỉ riêng đồng bào dân tộc mới sử dụng mà thôi. Khi nấu, họ sẽ cho tất cả nào thịt, gan, lòng, tim vào chảo cùng một lúc, sau đó xào lăn theo kiểu ‘mỡ ngựa rán ngựa’. Khi thấy thịt đã săn lại, họ sẽ đổ thêm nước vào chảo, sau đó ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.
Nếu muốn nồi Thắng cố có được độ trong lý tưởng, người nấu phải chú ý gạn bọt liên tục, sau đó mới thả tiết ngựa đã cắt thành từng khối vuông vào nấu cùng. Tuy nhiên, mọi người cũng thường cho tiết vào nấu chung từ đầu với xương để tạo độ ngọt, xốp đặc trưng của món ăn.