• VIE

Lăng Khải Định – Kiến trúc ĐÔNG TÂY duy nhất tại Huế

Huế

Thời gian

Đăng ngày 07/06/2022

Danh mục

Lăng Khải Định – Kiến trúc ĐÔNG TÂY duy nhất tại Huế

Xứ Huế nổi tiếng với 3 điều đó là giọng nói không lẫn vào vùng nào của miền đất nước trên tổ quốc, ngoài ra còn có ẩm thực đa dạng phong phú bởi được giao lưu giữa các nền văn hóa ẩm thực và nơi đây là nơi đóng đô của Triều Nguyễn, xong từ điều đó nhiều kiến trúc nhà cửa, di tích lịch sử, lăng tẩm,… được hình thành. Hôm nay hãy cùng Huonganhtourist khám phá một địa điểm thu hút khách đó chính là Lăng Khải Định Huế – kiến trúc đông tây duy nhất tại Huế.

 

Ông vua Khải Định

 

Khải Định Đế, tên khai sinh Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là vị hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông được truy tôn miếu hiệu là Hoằng Tông. Khải Định bị đánh giá là một vị vua nhu nhược trước Pháp, không quan tâm chính sự mà chỉ ham chơi bời, cờ bạc, ăn tiêu xa xỉ, để lại một hình ảnh không tốt về một vị vua Việt Nam trong mắt người dân. Tuy nhiên bởi sự ăn chơi ông có những công trình kiến trúc đẹp bậc nhất, được làm bằng sức, mồ hôi, nước mắt của người nghệ nhân. Ngoài ra còn những tiếng đồn xấu như thích ôm đàn ông và sợ đàn bà.

 

Lăng Khải Định ở đâu?

 

Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ, thuộc đại phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, nằm bên ngoài kinh thành Huế, cách trung tâm thành phố chừng 10 km.

Lăng là một công trình xây dựng kỳ công nhất, thời gian xây dựng lâu nhất, kinh phí nhiều nhất và là lăng hiện đại nhất. Sự kết hợp văn hóa, Kiến Trúc Đông Tây, kết hợp nhiều kiến trúc Thái, Trung Quốc, Việt Nam truyền thống, Pháp, Nhật Bản,… và nằm ở vị trí địa lý bao quanh bởi những rừng thông, lăng Khải Định nổi lên như một tòa lâu đài cổ giữa Châu Âu. Mặc dù vua Khải Định xây dựng lăng từng bị lên án đã gây nên khổ cực cho nhân dân, nhưng trải qua bao thăng trầm, Ứng Lăng vẫn được xem là công trình có giá trị về nghệ thuật và văn hóa, và phải công nhận giá trị nghệ thuật vì sự đổ máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

 

Quá Trình Xây dựng lăng Khải Định

 

Được khởi công xây dựng từ 4/9/1920 quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất xứ Huế này kéo dài trong 11 năm. Tuy lăng vua Khải Định ở Huế có diện tích nhỏ (diện tích lăng Khải Định là 117m × 48,5m), nhưng lại tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất. Là kiến trúc kết hợp văn hóa Kiến Trúc Đông Tây, công phu, tỷ mỷ, lộng lẫy.

 

Kiến trúc Lăng Khải Định

Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.

 

Cổng Tam Quan

 

Cổng Tam Quan nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế, là lối dẫn vào tham quan lăng Khải Định Huế, cần bước qua 37 bậc đầu tiên để đến nơi. Các trụ tại khu vực cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, cho thấy sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Việt Ấn độc đáo.

 

Nghi Môn và Bái Đính

 

Từ cổng Tam Quan, đi tiếp 29 bậc để đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, ở đó, bạn sẽ choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng tượng các cận thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, các tượng đều được trạm trổ những họa tiết vô cùng tinh xảo.

Trong Bi Đình thì có ghi công đức của ông Vua Khải Định cao 3,1m. Tuy nhiên đằng sau tấm bia đã bị phá hủy vì du khách đến đây viết bậy.

 

Cung Thiên Định

 

Sau khi đi qua tầng chuyển cấp (tầng 3 và 4) bên trong lăng Khải Định Huế, bạn sẽ đến được Cung Thiên Định, nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định, và cũng là khu vực tham quan độc đáo nhất, cho thấy sự sáng tạo, phá cách và yêu nghệ thuật của vị vua triều Nguyễn Khải Định.

Nơi đây được xây dựng theo nguyên vật liệu được đặt từ Pháp và Nhật Bản – vật liệu xây dựng từ Pháp, trang trí nghệ thuật từ Nhật Bản.

Phải nói rằng nơi đây có nhiều tác phẩm nghệ thuật kể đến như Cửu Long Ẩn Vân là một trong những tác phẩm đẹp và đỉnh nhất – được vẽ bằng chân và có 1 điều đặc biệt là bức này không hề bị bẩn, xấu theo thời gian. Giờ vẫn giữ được nét mới vẽ và không hề có màng bám bẩn.

Hay những sành sứ được ghép một cách tỷ mỉ thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo bậc nhất không ở đâu có được.

 

Điện Khải Thành

 

Điện Khải Thành là một phần trong Cung Thiên Định, là nơi đặt án thờ và thi hài vua Khải Định, phía dưới điện đặt thi hài vua, bên trên là tượng đồng vua Khải Định. Kiến trúc ở Điện Khải Thành cho thấy sự công phu và tinh xảo. Giữa Điện Khải Thành là chính tẩm, có Bửu Tán nặng 1 tấn làm từ bê tông cốt thép, nhưng nhìn vào vô cùng thanh thoát, mềm mại.

 

Tượng vua Khải Định trong lăng

Lăng Khải Định Huế được nhận định là lăng tẩm phá cách, đi theo lối thiết kế riêng, bên trong có hai pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua với tỷ lệ 1:1: (các lăng tẩm khác không có tượng vua ở trong lăng).2 pho tượng bên trong lăng Khải Định Huế gồm 1 tượng ngồi trên ngai vàng trong Điện Khải Thành, một pho tượng đứng:

  • Pho tượng trên ngai vàng ở Điện Khải Thành do hai người Pháp tạc và đúc tượng vào năm 1920, và nghệ nhân người Huế thực hiện phần dát vàng.
  • Pho tượng đứng do một lính thợ, quê ở Quảng Nam đúc tại Huế, ban đầu tượng được đặt ở Cung An Định, đến năm 1975 mới chuyển vào Cung Thiên Định.

 

Cách di chuyển đến lăng vua Khải Định

Lăng Khải Định Huế nằm ở khu vực khá gần trung tâm thành phố Huế, chỉ khoảng 9km, nên việc đi lại khá thuận tiện, mất khoảng 20 phút di chuyển.

Từ trung tâm thành phố Huế, bạn di chuyển về hướng tây lên đường Hà Nội, đi tiếp đến phía đường Ngô Quyền, tới đường Điện Biên Phủ và Minh Mạng sẽ đến được lăng Khải Định Huế.

 

Thời Gian đi tham quan Lăng Khải Định

Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, đây là thời gian thích hợp nhất để tham quan các điểm di tích lịch sử, Đại Nội cũng như là các lăng tẩm của vua triều Nguyễn.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp du khách hiểu được hơn về các di tích của triều Nguyễn nói chung và xứ Huế.

Xem thêm:

ẨM THỰC HUẾ 

TOP 10 ĐỊA DANH ĐẸP NHẤT HUẾ

ĐẠI NỘI HUẾ