• VIE

Khám phá đền Kiếp Bạc – Hải Dương

Hải Dương

Thời gian

Đăng ngày 13/05/2022

Danh mục

Khám phá đền Kiếp Bạc – Hải Dương

Hải Dương là một trong những vùng đất văn hiến “địa linh nhân kiệt” gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như Khúc Thừa Dụ, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An. Tính tới nay đã có hơn 2000 di tích lịch sử và danh thắng. Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất đó chính là Kiếp Bạc – Côn Sơn  tại đây cũng có nhiều lễ hội hàng năm kể đến 2 lễ hội là mùa xuân và tưởng nhớ Thiên Thành công chúa. Hãy cùng Huonganhtourist tìm hiểu về địa điểm nổi tiếng này nhé.

Giới thiệu về Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc

 

 

Tại Hải Dương, Đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng toàn thể gia quyến. Đền thuộc địa phận 2 làng Văn Yên ( Kiếp ) – làng Dược Sơn ( Bạc ) tiếng nôm. Nên có tên gọi là Kiếp Bạc – nay thuộc xã Hưng Đạo – Chí Linh – Hải Dương

Ví trí

Đền Kiếp Bạc nằm gần Lục Đầu Giang, là nơi tụ hội của sáu con sông: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình

Một số người theo thuyết phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp.

Đền Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80km đi theo đường quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km

Lịch sử

Trần Quốc Tuấn qua hoạt họa

 

 

Vào thế kỷ 13, đây là nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Sang thế kỷ 14, đền thờ ông được xây dựng tại nơi đây và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm để dâng hương tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc Việt, người có công lớn với đất nước và được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Trần.

Kiến trúc

Cổng Tam Quan

 

 

Cổng đền uy nghi bề thế với bức đại tự trên tam quan “Dĩ thiên vô cực” (Sự nghiệp này còn mãi với trời đất), hàng chữ bên dưới là “Trần Hưng Đạo Vương từ”.

Qua cổng tam quan là vào một sân rộng tục truyền là “Bãi Kiếm”, là nơi xét xử phạm nhân. Hai bên sân là 2 dãy nhà dài, để khách thập phương dừng chân sửa soạn mâm lễ vật.

Nhà đại bái phía trong ở giữa đặt bàn thờ lớn, 2 bên là 4 ngai thờ 4 người con trai của Trần Quốc Tuấn là Trần Quốc Hiếu (Hiện), Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Uy (Uất).

 

 

Bên trong hậu cung có 3 toà điện: tòa điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ hai thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, tòa điện trong cùng thờ phu nhân Trần Quốc Tuấn là công chúa Thiên Thành và hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô.

Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: Tượng Trần Quốc Tuấn, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng

Đi Đền Kiếp Bạc vào thời gian nào?

Du khách có thể thăm nơi đây bất kỳ lúc nào trong năm cũng được nhưng khuyên bạn hãy đến vào mùa lễ hội sẽ có những trải nghiệm khó quên.

Lễ hội hàng năm ở đền kiếp bạc

Lễ hội mùa thu bắt đầu từ ngày 16/8 đến ngày 20/8 âm lịch hằng năm. Tưởng nhớ công ơn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Lễ hội Mùa Thu

 

 

Đền Kiếp Bạc còn ngày lễ trọng thứ hai vào 28/9, ngày mất của Thiên Thành công chúa-phu nhân của Đại vương, nhưng ngày này không thành hội

Lễ tưởng nhớ ngày mất của công chúa Thiên thành