• VIE

Chùa Côn Sơn – Hải Dương

Miền Bắc

Thời gian

Đăng ngày 13/05/2022

Danh mục

Chùa Côn Sơn – Hải Dương

Tiếp nối Kiếp Bạc đó chính là Chùa Côn Sơn, đây là 2 di tích quan trọng của nước Việt Nam. Trong Chùa có nhiều địa danh nổi tiếng như: Bàn Cờ Tiên, Thanh Hư Động, Đăng Minh Bảo Tháp,Đền Thờ Nguyễn Trãi,…  Hãy cùng Huonganhtourist khám phá địa điểm thu hút khách du lịch này nhé.  

Giới thiệu về Chùa Côn Sơn

 

 

Chùa Côn Sơn, hay còn gọi với cái tên Chùa Hun, Thiên Tư Phúc Tự, là một ngôi chùa nằm tại núi Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Ngôi chùa nổi tiếng này là một trong ba trung tâm lớn thuộc thiền phái Trúc Lâm.

  • 1962 Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam công nhận là di tích quốc gia
  •  2012 chùa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt và là một di tích quan trọng trong tổng thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Di chuyển như nào tới Chùa Côn Sơn 

  • Phương tiện cá nhân: đi ra cầu thanh trì ra quốc lộ 1 rồi rẽ sang đường 18 – hướng đi Phả Lại đến Ngã ba Sao Đỏ thì đi theo hướng về Quảng Ninh khoảng 1km sẽ thấy biển chỉ dẫn đường về Côn Sơn – Kiếp Bạc, bạn chỉ cần đi thẳng là tới nơi.
  • Phương tiện xe khách: Hà Nội – Quảng Ninh – xuống ngã 3 Sao Đỏ rồi đi xe ôm hoặc taxi đến Côn Sơn.

Nên đi du lịch Chùa Côn Sơn vào mùa nào?

Đối với Côn Sơn bạn có thể đi vào bất kì mùa nào trong năm.  Đặc biệt là 2 mùa xuân và mùa hè

  • Mùa xuân : nhiều lễ hội, mát mẻ
  • Mùa hè : du lịch nghỉ dưỡng tại Côn Sơn

Khám phá chùa Côn Sơn

Khi đi vào tham quan chùa Côn Sơn – du khách phải mua vé 10-15 VNĐ. Tham quan những điểm du lịch sau:

Chùa Côn sơn

 

 

Với không gian cổ kính được xây dựng theo hình chữ Công gồm 3 dãy nhà chính.

  • Tiền đường
  • Thượng điện
  • Thiên hương

Tuy được xây dựng vào thế kỉ 14 và trải qua nhiều quá trình trùng tu, sửa chữa ngôi chùa vẫn giữ được giá trị đặc trưng của nó. Tại đây còn có nhiều tượng phật có dấu tích thời Lê

Thanh Hư Động 

Thanh Hư Động

Đây chính là bút tích của nhà vua Trần Duệ Tông khi ông về thăm Côn Sơn. Ba chữ này có nét đặc biệt là được viết theo kiểu chữ Lệ – ngày nay đây là một trong di vật quý của chùa.

Bia được đặt trên lưng của một con rùa, chú rùa này được mài nhẵn bóng bởi Phật tử và du khách viếng chùa vẫn hay sờ để cầu may.

Đền Thờ Nguyễn Trãi 

Côn Sơn là địa danh nổi tiếng gắn liền với nhà văn Nguyễn Trãi về cuối đời ông đã lui về và sống những ngày tháng tại đây.

Đăng Minh Bảo Tháp

Đăng Minh Bảo Tháp

Là nơi đặt tượng của Huyền Quang tôn giả là một trong ba vị sáng lập nên thiền viện trúc lâm và cũng là trụ trì của chùa thời bấy giờ.

Sư Huyền Quang chính là vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm, khi sư viên tịch nhà vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và ngày mất của sư Huyền Quang cũng là ngày diễn ra Hội Xuân Côn Sơn hằng năm.

Giếng Ngọc 

Giếng Ngọc

Người ta thường cho rằng đây là huyết mạch của núi Côn Sơn và là mắt của con kỳ lân. Địa điểm này là địa điểm thu hút khách du lịch

Bàn Cờ tiên

Bàn Cờ Tiên

 

 

Bên cạnh đó là có bàn cờ tiên – một trong địa điểm trọng yếu nhất của Côn Sơn. Người xưa kể lại rằng  từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm đã lập ra bàn cờ ở vị trí đỉnh núi, hiện nay đã được cải tạo và xây dựng thêm nhà bia.

Lễ hội tại Côn Sơn

Lễ hội chùa Côn Sơn : Được tổ chức long trọng nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi. Có phần nghi lễ, sau đó là các sinh hoạt văn hóa dân gian trong hội như :

  • Đi tiên :Hình thức phổ biến là đu đôi, với từng cặp thanh niên (một nam, một nữ) cùng lên đu so tài.
  • Thư pháp :Các cụ đồ và các vị cao tăng thường viết chữ Hán – Nôm tặng cho du khách.
  • Đấu vật : là tâm điểm thu hút khách thập phương khi về dự Lễ hội chùa Côn Sơn từ bao đời nay.
  • Hát quan họ : được tổ chức vào những ngày diễn ra lễ hội từ ngày 16 đến ngày 20 tháng Giêng, tại cổng chùa Côn Sơn.

Lễ hội chùa Côn Sơn chứa đựng và phản ánh nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa dân tộc, giúp các nhà khoa học tìm hiểu nghiên cứu về đời sống, tín ngưỡng, phong tCHÙA ục tập quán gắn liền với khu di tích đặc biệt quan trọng này,

Góp phần gìn giữ di sản văn hóa của cha ông ta để lại cho các thế hệ, tôn vinh các vị bậc tiền nhân Thiền phái Trúc Lâm, xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.