DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trNằm trong quần thể của khu du lịch Bái Đính – Tràng An với lịch sử gần 1000 năm tuổi, chùa Bái Đính nổi tiếng gắn liền với nhiều triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Đinh, Tiền Lê tới thời nhà Lý. Chùa Bái Đính hiện đại là ngôi chùa có quy mô lớn và sở hữu rất nhiều kỷ lục của Việt Nam cũng như thế giới. Với cảnh sắc và không gian có một không hai, nơi đây luôn thu hút rất nhiều du khách tới lễ Phật và vãn cảnh hàng năm.
Tương truyền vào triều Lý, khi Đức Thánh Nguyễn Minh Không về núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua, ông đã nhận ra đây là vùng đất tiên cảnh với thế núi hướng về phía Tây như chầu về đất Phật. Rừng núi mênh mông ở đây với muôn vàn cây thuốc quý, do đó ông đã quyết định dừng chân và xây chùa tại đây.
Cũng tại nơi chùa Bái Đính cổ ngự trị, xưa kia vua Đinh Tiên Hoàng từng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa. Sau này vua Quang Trung chọn nơi này làm nơi tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh.
Khi lên vãn cảnh chùa, vua Lê Thánh Tông đã tạc một bài thơ chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp nơi đây. Bài thơ có câu dịch: “Đính sơn danh tiếng thật cao xa/ Che chở kinh thành tự thửa xưa/ Nhân kiệt địa linh nên vượng khí/ Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.”
Khu du lịch tâm linh, chùa Bái Đính thuộc quần thể danh thắng Tràng An, thuộc địa phận xã Gia Sinh huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, cách cố đô Hoa Lư khoảng 7km và cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km.
Với độ cao 187m, núi Bái Đính là ngọn núi cao nhất vùng, còn được gọi là là núi chủ/ núi chúa của sơn hệ đá vôi Hoa Lư. Núi Bái Đính, theo cách giải thích dân gian có nghĩa là: núi có lễ bái trên đỉnh cao.
Tổng diện tích của quần thể kiến trúc chùa Bái Đính rộng khoảng 539ha trong đó diện tích chùa Bái Đính cổ rộng khoảng 27ha và chùa Bái Đính mới khoảng 80ha)
Năm 2003, dựa trên nền tảng của ngôi chùa cổ, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã trùng tu và đầu tư xây dựng chùa Bái Đính mới. Hiện nay, chùa có 8 hạng mục công trình chính: Cổng Tam Quan, Hành Lang La Hán, Tháp Chuông, điện Quan Thế Âm Bồ Tát, Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế, Phật Di Lặc và Bảo Tháp. Với một số kỷ lục đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận, đó là:
Ngoài ra chùa còn có các công trình khác như: Công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu hồ Đàm Thị…vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
Tháp được thiết kế theo hình bát giác, có 3 tầng mái cong, với chiều cao 18,25m, đường kính 17m. Quả chuông đồng bên trong gác chuông nặng 36 tấn, do các nghệ nhân ở Huế đúc. Quả chuông này đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là quả chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc cao 10m, nặng 80 tấn đặt trên ngọn đồi. Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy, người ta tin rằng nụ cười của Phật Di Lặc xua tan buồn phiền, giận dữ của con người thành hạnh phúc, Phật tới đâu là có hạnh phúc tới đó. Đôi khi Phật mang theo quả hồ lô biểu tượng của sức khỏe và trường thọ, gậy như ý biểu tượng cho quyền lực.
Mùng 6 tháng Giêng hàng năm (mùng 6 Tết Nguyên đán), chùa Bái Đính có tổ chức lễ khai hội hay còn gọi là Lễ hội chùa Bái Đính. Tuy nhiên, vì dịch Covid nên Lễ hội 2020, 2021 không tổ chức.
Khi đến tham quan, vãn cảnh chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và bỏ rác đúng nơi quy định. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.
Về trang phục: Không gian, diện tích chùa rất rộng, du khách sẽ phải đi bộ, leo núi, do đó, nên sử dụng những đôi giày thể thao, đế phẳng, cao su, thoải mái thay vì đi giày cao gót để bảo vệ đôi chân cũng như thuận tiện cho việc di chuyển.
Trang phục khi vào nơi hành lễ cần kín đáo, trang nghiêm. Nếu mặc những bộ đồ phục vụ chụp ảnh check in cần quây kín bằng vải, áo phật tử… trước khi vào lễ.
Dịp đầu xuân thường có mưa phùn lất phất, do đó bạn nên mang theo một chiếc ô dự phòng. Vào mùa hè cần mang theo các phụ kiện chống nắng: áo, mũ, nón, kính mát, nước…. Vào mùa Đông ăn mặc ấm.
Nhớ mang theo tiền lẻ khi đi lễ nếu như bạn muốn làm công đức hay quyên góp cho chùa. Tránh bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan khu chùa, thay vào đó nên để vào các hòm công đức.
Về đồ làm lễ: Lễ chùa quan trọng là thành tâm và các hành động làm thiện thực tế trong cuộc sống hàng ngày, thế nên đồ lễ chùa nên chuẩn bị một cách tinh tế, gọn gàng, không quá phô trương, và đặc biệt chú ý đồ lễ là đồ thuần chay như: hoa quả, bánh oản, nước, hương nến…
Rất mong những thông tin trên sẽ giúp quý khách phần nào hiểu thêm những kỷ lục chùa bái đinh và vẻ đẹp uy linh của ngôi chùa này.
ĐỌC THÊM: CHÙA LINH ỨNG ĐÀ NẴNG, NHỮNG NGÔI CHÙA LINH THIÊNG