• VIE

Hồ Thác Bà “Vịnh Hạ Long” của vùng Tây Bắc

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 18/07/2022

Danh mục

Hồ Thác Bà “Vịnh Hạ Long” của vùng Tây Bắc

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 160km, hồ Thác Bà thuộc huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái là một trong những hồ nước nhân tạo lớn và đẹp nhất Việt Nam. 

Thật không nói quá khi người ta ví hồ Thác Bà như một “vịnh Hạ Long trên cạn ” của núi rừng Tây Bắc bởi hồ rộng hơn 20 nghìn ha, mặt nước gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi đã tạo nên một vẻ đẹp long lanh sơn thủy, hữu tình.

Các bạn hãy cùng theo chân Hương Anh Tourist khám phá xem hồ Thác Bà có gì nhé !

Hồ Thác Bà có vị trí ở hai huyện Lục Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái.

 

 

Đôi nét về Hồ Thác Bà

Nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 150km, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên.

Hồ Thác Bà rất rộng lớn, diện tích mặt nước 23400 ha, rộng hơn 30km và dài 80km,hồ có sức chưa 3 – 3,9 tỉ mét khối nước,mực nước dao động từ 46-58m nên đã góp phần làm khí hậu ở đây rất mát mẻ và dễ chịu. Mùa hè, nhiệt độ luôn thấp hơn nền nhiệt chung từ 1-2 ºC,gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Hồ Thác bà là hồ nhân tạo nhưng vẫn còn rất hoang sơ , là nơi thăm quan nghĩ dưỡng lý tưởng vào các ngày nghỉ.

Nguồn nước của hồ được cung cấp từ sông Chảy và hệ thống các con sông lớn, hồ có nước trong xanh, xung quanh được bao bọc bởi thảm thực vật xanh tốt.

Hồ Thác bà được mệnh danh là vịnh Hạ Long của vùng Tây Bắc.

 

Lịch sử hình thành hồ với cái tên “Hồ Thác Bà”

Thác Bà tên gọi hồ nước nhân tạo được hình thành bởi quá trình xây dựng nên thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựng từ năm 1962 và hoàn thành năm 1975 với mục đích phục vụ cho công trình nhà máy thủy điện Thác Bà bấy giờ.

Trước khi được khai thác đắp đập xây thủy điện thì khu vực này có 2 thác nước chảy mạnh được người dân địa phương gọi là Thác ÔngThác Bà. Đến với thắng cảnh Hồ Thác Bà tại Yên Bái, du khách sẽ được hòa mình trong thiên nhiên và cảm nhận được nét đẹp tự nhiên, không khí trong lành với thảm thực vật xanh tươi mát. Nhìn từ xa, Hồ Thác Bà như một viên ngọc quý dưới bàn tay của thiên nhiên tạo hóa thật hùng vĩ, rộng lớn và yên bình.

Không chỉ là một thắng cảnh hùng vĩ,hồ Thác Bà còn là một di tích lịch sử quan trọng.Tại đây vào năm 1285 đã diễn ra trận “Thu Vật” do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan một đạo quân Nguyên – Mông. Ở vùng thượng hồ có một số nơi từng là cơ sở hoạt động của các cơ quan trung ương thời kì kháng chiến chống Pháp ,Mỹ. Giữa hồ Thác Bà có động Mông Sơn hay Thủy Tiên là nơi Tỉnh ủy Yên Bái làm việc trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Tại khu vực lòng hồ ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích làng mạc dưới lòng hồ và các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây những dấu vết của người Việt cổ.

Khung cảnh bình minh hồ Thác Bà vào sáng sớm.

Đến hồ Thác Bà du lịch có những gì ?

Du khách có thể dong thuyền lênh đênh trên sóng nước, hòa mình cùng với thiên nhiên và cảm nhận bầu không khí mát mẻ trong lành.

Sau khi mãn nhãn với điệp trùng núi đảo giữa mênh mông trời nước, du khách có thể ghé thăm động Thủy Tiên, động Xuân Long, núi Cao Biền, núi Chàng Rể, đền Thác Ông, đền Thác Bà…, khám phá những cánh rừng nguyên sinh hoặc ngược dòng sông Chảy đến với đất Ngọc Lục Yên thăm hang chùa São, đền Đại Cại, bình nguyên xanh Khai Trung… mang đậm những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày, Dao…

Hồ Thác Bà là một trong những điểm đến hấp dẫn của của tỉnh Yên Bái nói riêng và là một trong những cảnh đẹp mê hồn du khách đặt chân tới vùng cao Tây Bắc.

 

 

1. Thủy điện Thác Bà

Đến thăm hồ Thác Bà, khi di chuyển bằng tàu thủy, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giữa mặt nước mênh mông, lung linh soi bóng những hòn đảo điệp trùng tưởng như vô tận, để quên hết những mệt mỏi ưu phiền của cuộc sống.

Điểm đầu tiên du khách có thể đến thăm là khu vực Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nơi có đền Thác Bà, đây là công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam sừng sững hiên ngang trên biển hồ. Được tận mắt tham quan công trình lịch sử của đất nước, nghe kể câu chuyện về những con người ngày đêm tận tụy xây dựng lên Nhà máy, mỗi du khách sẽ không khỏi xúc động và thêm tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang, sự hy sinh của thế hệ cha anh.

Thủy điện Thác Bà – Thủy điện đầu tiên của miền bắc.

 

2. Đền mẫu Thác Bà

Bên cạnh hành trình thăm quan nhà máy thủy điện Thác Bà thì du khách còn có thể ghé qua thăm đền Mẫu Thác Bà – một địa điểm du lịch tâm linh cách đó không xa.

Đền Mẫu Thác Bà thuộc thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Theo dân gian tương truyền: Từ thời các các vua Hùng, có nàng công chúa tên gọi Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà, dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính, lập đền thờ phụng tại Thác Bà.

Đền tọa lạc trên núi Hoàng Thi, với thế tựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy theo hướng Đông Đông Bắc, xa xa là núi Cao Biền. Đền Mẫu Thác Bà đã nổi tiếng là chốn linh thiêng, được công nhận là Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh năm 2004.

 

Đền Thác Bà hay còn gọi Đền Mẫu Thác Bà, với diện tích 1.800m2 nằm trên núi Hoàng Thi ở độ cao 70m so với chân núi thuộc thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

 

3. Động Thủy Tiên

Tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, quần thể hang động đá vôi trên hồ như: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông… Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100m với những nhũ đá lấp lánh, trong đó có hình chín nàng tiên mỗi người một vẻ gắn với truyền thuyết tình yêu ly kỳ, hấp dẫn.

khám phá động Thủy Tiên tại đây câu chuyện truyền thuyết về tình yêu của chàng hoàng tử Trọng Hải và nàng công chúa Thủy Tiên đã và đang tiếp tục được kể trên nhũ đá. Những bí ẩn của câu chuyện truyền thuyết và vẻ đẹp hoang sơ của động Thủy Tiên đã thu hút gần 2000 du khách đến thăm quan mỗi năm.

Được chia làm ba phần có những chức năng khác nhau, tầng trên cùng làm hội trường, hội nghị, sân khấu biểu diễn của tỉnh ủy, tầng ở giữa là nơi dự trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược, dưới cùng là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, chi viện cho miền nam thống nhất đất nước.

 

Động Thủy Tiên – Hang Tỉnh Ủy gắn liền với thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

4. Núi Cao Biền

Cùng hệ thống hang động, du khách có thể lên núi Cao Biền, dãy núi lớn và dài nhất thắng cảnh hồ Thác Bà, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt để ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất…

Từ núi Cao Biền du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh hồ.

 

5. Đát Ô Đồ

Thác Ô Đồ xuất phát từ tên của nhân vật ông đồ, người đã có công dạy chữ nho cho dân bản. Khi làng bị dịch bệnh tả hoành hành, làm chết nhiều người, ông đã lập đàn tế trời ba ngày trên một tảng đá lớn tại thác nước này để cứu giúp người dân tai qua nạn khỏi nhưng ông đã bị một cơn lũ cuốn đi.

Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân nơi đây lập đền thờ tại thác nước đó. Sau này, một ngôi chùa thờ Phật cũng được dân bản lập lên tại khu thác nước, hình thành nên cụm di tích: Đền, chùa Thác Ô  Đồ.

Đặc biệt ở dưới thác có phiến đá hình trái tim lưu lại truyền thuyết tình yêu của ông cha ngày xưa .

Thác Ô Đồ chảy từ dãy núi Yến xuống sông Chảy có chiều dài khoảng 300m.

 

6. Làng văn hóa Ngòi Tu

Du khách đến với hồ Thác Bà phải đến làng văn hóa Ngòi Tu, đây là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngôi làng này có cảnh quan thơ mộng, đậm đà các giá trị văn hóa lâu đời tạo nên một nét riêng biệt hấp dẫn du khách.

Làng văn hóa Ngòi Tu là một trong những bản làng thuộc xã Vũ Linh, huyên Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Một trong những nơi có rất nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc Dao chiếm phần lớn dân cư ở đây. Chính vì vậy mà các giá trị văn hóa truyền thống của bản Ngòi Tu vô cùng đa dạng và phong phú.

Ngoài ra, khi tới thăm ngôi làng văn hóa Ngòi Tu du khách sẽ được tham gia những hoạt động văn hóa như: Những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương như: lễ cấp sắc, nhảy lửa, đẩy gậy, kéo co,…

Bản làng văn hóa ngòi tu nằm ở ngay phía đông hồ Thác Bà.

 

7. Khu du lịch Thác Bà Paradise

Đến với Thác Bà Paradise Islands, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên bất tận với các sắc độ xanh: xanh thiên thanh của bầu trời, xanh ngọc của hồ nước mênh mông và xanh sẫm của rừng cây rộng lớn.
Với không gian thoáng đãng trong lành, cảnh quan 360 độ đẹp lung linh từ lúc mặt trời mọc tới khi mặt trời xuống núi; Thác Bà Paradise Islands hiện ra đẹp như tranh vẽ. Đảo nằm sâu trong lòng hồ khá hoang sơ được bao quanh bởi hàng trăm “hòn đảo” lớn nhỏ, nhấp nhô tựa như một kiệt tác thiên nhiên kỳ vĩ. Lênh đênh trên mặt nước, luồn lách qua những hòn đảo xanh mướt khiến ta chỉ muốn cố gắng chụp được một bức ảnh kỉ niệm giữa thiên nhiên tuyệt kỹ.

Khu du lịch Thác Bà Paradise

 

8. Chợ đá quý Lục Yên

Lục Yên được gọi là vùng đất ngọc, nằm trên đá quý. Nơi đây sở hữu những loại đá đa dạng với chất lượng tuyệt vời như: Ruby, Sapphire, Spinel, Tuocmaline… Đây cũng là nơi tìm thấy những viên đá quý nhất Việt Nam với kích cỡ không đâu có được.

“Chợ đá quý Lục Yên” – một trong hai thủ phủ đá quý lớn nhất Việt Nam có tuổi đời hơn 25 năm.

Chợ họp cả tuần, chừng 3 tiếng buổi sáng mỗi ngày và đông vui nhất là vào Chủ nhật. Tùy mùa theo thời tiết mà phiên chợ diễn ra sớm hay muộn, nhưng thường thì bảy giờ sáng người bán hàng bắt đầu đến chợ. Cả chợ có khoảng ba bốn mươi sạp hàng, chủ hàng hầu hết là những phụ nữ, những người đã gắn bó với khu chợ này từ khi nó mới ra đời.

Để bảo đảm uy tín của sản phẩm, từ năm 1993 Hiệp hội Đá quý Lục Yên đã được thành lập và “Chợ đá quý” này là do các thành viên trong Hội quản lý.

Khách đến tham quan và mua đá cũng rất đa dạng, rất nhiều khách là người buôn bán chuyên nghiệp đến từ khắp nơi trên cả nước.

 

Một số trải nghiệm khi du khách đến với Hồ Thác Bà nên thử ?

Trải nhiệm trèo SUP ,KAYAK

SUP là viết tắt của cụm từ “Stand Up Paddle” – chỉ một môn thể thao dưới nước. Ở đó người chơi sẽ dùng một tấm ván và một mái chèo chuyên dụng để di chuyển trên mặt nước. SUP đòi hỏi những người chơi có sức khỏe tốt, khéo léo dùng lực tay điều khiển ván đi đúng hướng.

Một trải nhiệm mới với du khách khi đến hồ Thác Bà ,Tự mình chèo những chiếc sup để khám phá hồ còn gì tuyệt vời hơn khi hồ Thác Bà là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và có hơn 1300 hòn đảo để các bạn vi vu khám phá nhỉ ?

Lênh đênh sóng nước.

Hái Dưa Hấu

Dưa hấu,Dưa Lê được trồng ngay tại những hòn đảo nhỏ trên hồ của người dân địa phương  vùng hồ Thác Bà độ ngon ngọt thì du khách chắc chắn ăn rồi sẽ không thể nào quên được. Do dưa hấu chỉ trồng được vào mùa nước cạn  từ tháng 3  đến tháng 6  du khách có thể thăm quan thu hoạch dưa cùng người dân bản địa.

Du khách nước ngoài trải nghiệm hái dưa.

 

Còn chần chờ gì mà không đến trải nghiệm hái những quả dưa hấu thơm ngon tự tay mình hái, mà mỗi du khách sau khi thưởng thức không thể quên được.

Dưa hấu hồ Thác Bà đặc sản nổi tiếng tại đây.

 

Trải nhiệm đánh bắt hải sản trên Hồ 

Hồ Thác Bà là món ngon tuyệt vời mà du khách nên thưởng thức. Sản lượng thủy sản của nơi này mỗi năm lên đến hàng nghìn tấn.

Những con cá tươi trong lòng hồ vừa mới được đánh bắt, qua bàn tay chế biến của người dân tạo thành món cá nướng có hương vị rất riêng.
Bên cạnh món cá nướng, gỏi cá ở nơi này cũng vô cùng hấp dẫn. Những con cá tươi ngon được đánh bắt từ chính hồ; sau khi làm sạch thì phi lê và thái mỏng rồi tẩm ướp với các gia vị; trộn thính, hòa cùng các loại rau ngò để tăng vị.

Trên hồ có nguồn hải sản rất phong phú, ngoài cá thì sản lượng tôm rất phong phú, thơm ngon, đầy dưỡng chất. Ở các nhà hàng bên hồ; các bạn sẽ dễ dàng thưởng thức những món ăn ngon làm từ tôm tươi, rất thơm ngon.

Còn gì tuyệt vời khi thưởng thức những hải sản mà chính tay bạn đánh bắt.

 

Vậy du lịch hồ Thác Bà mùa nào đẹp nhất ?

Nhìn chung, mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để đi thăm hồ Thác Bà. Ở miền Bắc thời điểm này khá nóng nhưng ở Thác Bà nhiệt độ lại khá thoáng đãng, mát mẻ do có sự điều hòa của thảm thực vật và nước từ hồ nước. Không nên đi Thác Bà vào mùa mưa, mùa này lưu lượng nước đổ về hồ rất lớn, du khách không thể du lịch đường thủy. Nếu bạn là người muốn trải nghiệm du lịch tâm linh, tham gia vào các lễ hội thì nên đến Thác Bà vào tháng Giêng.

Du lịch hồ Thác Bà mùa nào cũng đẹp ,du khách hãy đến hồ vào từng thời điểm để cảm nhận sự thay đổi của hồ.

 

Phong tục, Lễ hội 

Phong cảnh hữu tình, phong phú về nguồn lợi thủy sản, ven hồ còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa bản địa, trong đó, nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Tết nhảy của dân tộc Dao…

Du khách đến với hồ Thác Bà sẽ ấn tượng với những nét đẹp vô cùng hoang sơ tại đây.

Ngoài ra, du khách cũng có thể tham dự lễ hội đua thuyền độc đáo với tên gọi “Âm vang hồ Thác Bà” hay thăm làng bưởi Khả Lĩnh nổi tiếng. Và trong hành trình khám phá ấy, du khách cũng có thể thêm chút thời gian để đến với mảnh đất Lục Yên liền kề là vùng đá quý nổi tiếng cả nước, thăm Di tích lịch sử đền Đại Cại, hang Ma Mút, chùa São, núi Vua Áo đen… nơi mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những dấu vết của người Việt cổ.

Lễ hội đua thuyền độc đáo với tên gọi “Âm vang hồ Thác Bà” được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

 

Đến hồ Thác Bà du khách không những được thăm ngoạn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khám phá các không gian văn hóa và tâm linh độc đáo mà còn nên được thưởng thức các món ăn ngon, mang đậm phong vị của vùng đất Yên Bái. Những đặc sản địa phương ở Thác Bà rất đặc sắc và thơm ngon, du khách sẽ cảm nhận được mọi tinh túy của vùng đất qua các món ăn như Cá nướng, xôi bảy màu, gà chạy bộ và dưa hấu thác bà……

Trên đây là bài viết về du lịch hồ Thác Bà mà Hương Anh Tourist muốn giới thiệu đến du khách.

Hương Anh Tourist – Đi là mê tít !

Xem thêm: Danh lam thắng cảnh Yên Bái.

Tác giả: Hoài Nam