DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trKỳ trước các bạn đã cùng Huonganhtourist tìm hiểu về ‘Ẩm thực đặc trưng của Yên Bái P1’, kỳ này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm nhé.
Đây là món ăn đặc trưng của mùa hè, từ tháng 4-6, mùa hoa nhãn nở rộ, trên những chùm hoa phủ đầy phấn trắng xuất hiện nhiều chú bọ xít bám dày. Người dân khu vực Văn Chấn – Nghĩa Lộ đã bắt những côn trùng trừ hại cho cây và biến chúng trở thành món ăn.
Để bọ xít không còn mùi hôi, người ta đem bọ xít ngâm xuống nước vài giờ cho đến khi bọ xít đã chết, bọt khí từ bọ xít bốc lên phủ kín mặt nước, bấy giờ người ta vớt ra, rửa sạch để ráo nước, tiến hành bỏ cánh, đầu, bỏ nội tạng chiên với giàu hoặc mỡ. Bọ xít không cần ăn kèm hay cho gia vị vì bản thân đã có vị cay, mặn, ngọt, bùi.
Đây là một món ăn bùi ngon ngậy, thường thấy ở Yên Bài, vào mùa xuân hè, ong phát triển rất mạnh, trong lúc thu hoạch mật ong, trừ tổ ong vàng gây hại,.. dân địa phương đã chế biến ra món ăn Nhộng ong rừng chiên thơm ngon này.
Cũng giống như bọ xít, người dân bản địa bắt diệt trừ cho mùa màng và chế biến ra món ăn thơm ngon bổ dưỡng, để có một món ăn ngon, người dân nơi đây tiến hành như chế biến bọ xít. Muồm muỗng có thể om với măng chua, sau đó chiên trên dầu, thêm mì chính ớt tươi. Thành phẩm món ăn cực kì thơm ngon
Vào tháng 7 âm lịch là mùa của những con dế phát triển, dế kêu to và phá hủy mùa màng. Người dân địa tận dụng nguồn thực phẩm giàu protein này làm đặc sản của họ. Tiến hành loại bỏ những phần sắc nhọn, bỏ túi hôi ở gáy, rửa bằng măng chua hoặc nướng ấm, cho sạch mùi, chiên giòn đi kèm măng chua, hoặc xả,…
Nguồn gốc của rượu táo mèo là từ cây Sơn tra. Quả có màu hồng, trắng, vàng. Khi ăn táo có vị ngọt, giòn, chat, chua. Người dân sử dụng táo mèo làm ngâm rượu cho nên cực phẩm nổi tiếng ở vùng Tây Bắc.
Người Thái làm bánh chưng đen vào mỗi dịp tết đến, xuân về để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và đất trời. Nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng: á dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp được chọn phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ. Để tạo màu đen cho chiếc bánh, đồng bào lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.
Bánh trưng đen trở thành món ăn giàu văn hóa bản sắc dân tộc du khách hãy đến trải nghiệm khi đến với Yên Bái nhé.
Câu ca dao dân tộc Thái có câu ‘’ Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò ‘’ đây là giống nếp quí, có hương vị dẻo, đậm đà, ngậy mùi thơm. Nổi tiếng khắp đất nước Việt Nam
Xem thêm: Ẩm thực đặc trưng của Yên Bái P1