• VIE

Những lễ hội truyền thống ở Mộc Châu (P2)

Cẩm nang du lịch

Thời gian

Đăng ngày 08/04/2022

Danh mục

Những lễ hội truyền thống ở Mộc Châu (P2)

Trong phần trước của bài viết chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và khám phá một số lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Mộc Châu như chợ tình, lễ hội hết chá,… ngày hôm nay mời các bạn và Hương Anh Tourist đi nhau khám phá thêm những lễ hội văn hoá đặc sắc của nơi cao nguyên Mộc Châu nhé.

4. Tết Xíp Xí của đồng bào dân tộc Thái

Tết Xíp Xí dân tộc Thái là dịp để đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với con trâu, con bò, công cụ sản xuất…, tất cả đều được tắm rửa, lau chùi sạch sẽ và được bày mâm cúng vía với các lễ vật, đặc biệt là thịt vịt, xôi nếp nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng.

lễ hội xí xíp mộc châu

Bà con dân tộc Thái ở Mộc Châu vui tết Xíp Xí

Tết, chủ nhà được ăn thì trâu bò cũng được liên hoan. chủ nhà nào cũng chuẩn bị sẵn cỏ non từ hôm trước để bồi dưỡng cho Chúng. Sau khi cúng xong, trâu bò sẽ được chủ nhà (thường là các em đã chăn dắt chúng) bón  trộn muối, đổ chén rượu lên đầu lấy may.xôi màu.

tết xí xip mộc châu

Bà con chuẩn bị rất chu đáo cho Tết Xíp xí

Tết Xíp xí được tổ chức theo từng gia đình, có nơi theo dòng họ và tùy theo từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức to, nhỏ khác nhau. Dịp này, gia đình nào càng mời được nhiều bà con, khách khứa đến dự càng may mắn. Người Thái Trắng dù đi xa, nhưng đến ngày Tết  Xíp xí ai cũng mong muốn về sum họp vui vẻ cùng gia đình.

  • Địa điểm: Tổ chức theo gia đình
  • Thời gian: Ngày 14/7 âm lịch hàng năm.
  • Nội dung: Cầu được mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Cầu cho trâu khỏe mạnh, có sức kéo cày làm ra nhiều hạt thóc cho chủ nhà.

5. Lễ hội hoa ban

Lế hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ hội Sên bản, Sên mường) là lễ hội cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội thường được tổ chức vào mùng 5 tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng núi rừng Tây Bắc. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn.

Lễ hội hoa ban mộc châu

Lễ hội hoa ban của đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu

Nếu như lễ hội Sên bản (2 năm/ lần) chỉ diễn ra trong phạm vi của bản, mục đích là “cầu thần phù hộ” và cúng “rửa lá, xua đuổi thần trùng”, ít tổ chức các trò vui, thì lễ hội Sên Mường (3 năm/ lần) lại được tổ chức rất to, thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia. Lễ hội Sên mường diễn ra trong ba ngày.

Phần lễ tưng bừng, trang nghiêm, thành kính với đám rước và lễ cúng tế trời đất, các thế lực siêu nhiên. Phần hội chiếm phần lớn thời gian với các cuộc thi bắn súng hoả mai, cung nỏ, ném còn, chọi gà,…

lễ hội hoa ban

Hoa ban một loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây bắc

trong tiếng trống tiếng chiêng tưng bừng của ngày hội, vòng người múa xoè hầu như diễn ra liên tục, tưởng như không ngừng nghỉ. là một trong những lễ hội ở Mộc Châu khá nổi bật nếu đến với Mộc Châu vào dịp này hãy tham gia lễ hội đặc biệt này nhé.

Đối với nam, nữ thanh niên trong mường, đêm cuối hội là đêm vui nhất. Giữa khung cảnh thơ mộng của núi rừng, các cuộc thi hát giao duyên hoà cùng tiếng khèn, tiếng sáo kéo dài cho đến tận khuya.

  • Địa điểm: Tổ chức theo gia đình
  • Thời gian: Ngày 5/2 âm lịch 3 năm 1 lần.

6. Tết đồng bào H’mông

Theo phong tục người Mông, ngày mùng Một chỉ đi chúc Tết, uống rượu và đặc biệt kiêng kỵ việc tiêu tiền. Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người Mông ở Mộc Châu ăn Tết vào đầu tháng Chạp âm lịch.

Tết người Mông thường diễn ra trong 3 ngày nhưng trước đó cả tháng, khắp các bản làng ở xã Lóng Luông, Tân Lập, Lóng Sập, Chiềng Xuân, Chiềng Sơn… đã nhộn nhịp không khí đón xuân.

tết h mông

Tết đồng bào dân tộc Mông ở Mộc Châu

Người Mông chuẩn bị ngày Tết rất chu đáo. Mỗi người mỗi việc, đàn bà miệt mài hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người lớn, trẻ con diện Tết. Đàn ông tất bật đi mua sắm đồ hay thịt lợn gà làm bữa cơm thịnh soạn cho gia đình.

Nếu như với người Kinh ở miền xuôi, mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết người Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời – là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Do đó, giã bánh dày là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết nơi đây.

tết dân tộc Mông

Tết của đồng bào dân tộc Mông

Người Mông không đón giao thừa mà quan niệm tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm mùng một mới là cái mốc đánh dấu bắt đầu một năm mới. Vào ngày này, đàn ông dậy làm hết mọi việc thay phụ nữ, từ cho lợn gà ăn đến nấu cơm… Người Mông quan niệm, con trai là trụ của gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình phải chịu trách nhiệm để giữ được truyền thống cho cả năm.
Trong Tết người mông,  3 ngày Tết họ có tục dán giấy lên các công cụ lao động hàng ngày và đưa lên bàn thờ như một sự tri ân những “người bạn” trong lao động, sản xuất. Sau đó, họ đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô, bánh dày. Họ kiêng thổi lửa, kiêng gọi phụ nữ dậy sớm, kiêng tiêu tiền, cho ai hoặc xin ai bất kỳ cái gì, không hót rác, không ăn cơm chan trong những ngày Tết.
Tết người mông

Những nét độc đáo của trong dịp Tết

Từ ngày Mùng 4, người Mông mới bắt đầu chơi Tết. Những bộ váy, áo đẹp nhất sẽ trưng diện trong dịp này. Bởi vậy, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là gam màu rực rỡ của những chiếc váy tung xòe trên cánh đồng cải trắng ngút ngàn, là tiếng leng keng đồng bạc hoa theo bước chân thiếu nữ đi chơi xuân…
Tết người Mông Mộc Châu tổ chức các trò chơi truyền thống như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đánh quay… Nếu có dịp vào các bản Pa Khen, Tà Phình, Phiêng Cành ở thị trấn Nông trường và xã Tân Lập, bạn hãy tìm đến các sân vận động rộng, nơi bà con tập trung để chơi xuân. Trong không khí rộn ràng đầu năm, bạn sẽ hiểu thêm về văn hóa ngày Tết người Mông thông qua điệu múa xòe ô và tiếng khèn
Trên đây là một số những lễ hội ở Mộc Châu nổi bật nhất mà Hương Anh Tourist xin được chia sẻ với bạn, Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có khí hậu mát mẻ, khung cảnh yên bình hùng vỹ, mà trong đó còn chứa rất nhiều những nét đặc sắc dân tộc rất đặc biệt.