DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trCao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước ta với 90% diện tích toàn tỉnh là đồi núi, ngoài ra tỉnh còn có nhiều sông suối với 2 con sông lớn là sông Gâm nằm ở phía Tây và sông Bằng nằm ở trung tâm phía Đông. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một lợi thế lớn để phát triển văn hóa ẩm thực Cao Bằng. Nhờ đó, nơi đây trở thành vùng đất với nhiều đặc sản núi rừng giàu dinh dưỡng và nhiều loại thủy sản đa dạng.
Hãy cùng Huonganhtourist tìm hiểu những món đặc sản vô cùng hấp dẫn mà tới với Cao Bằng du khách không thể bỏ qua.
Bất kì du khách nào đặt chân đến Cao Bằng, đều tấm tắc khen ngon khi thử món ăn này.
Sở dĩ món vịt quay có tên gọi như thế là vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt này. Ngay từ khâu chọn thịt, bạn cũng cần chọn lựa vô cùng kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Những con vịt đạt yêu cầu phải có cân nặng vừa phải, không quá béo cũng không quá gầy (khoảng 2 kg), chắc thịt và sáng lông.
Không như những món vịt thông thường, vịt quay Cao bằng ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Người dân Cao Bằng phải chọn vịt vừa phải chắc thịt, sáng lông. Quan trọng nhất là khâu ướp vịt với đủ 7 vị – Đây có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở tỉnh Cao Bằng nên khi quay vịt sẽ mang mùi thơm lạ hấp dẫn.
Quết một lớp mật ong thơm ngon đều lên vịt. Màu da óng mật kích thích vị giác của bạn. Cảm nhận những miếng đầu tiên, bạn phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo ngậy của dầu. Vị ngon của vịt quay thấm đượm trên đầu lưỡi.
Lạp sườn hun khói, không có vị ngọt ngọt lợ lợ như lạp sườn miền Nam mà hoàn toàn là lạp sườn tươi, thịt tươi được tẩm gia vị rất thơm ngon. Lạp sườn Cao Bằng có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bã mía, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt.
Cây hạt dẻ Cao Bằng cao 10-16 m, gốc lâu năm có đường kính đến 0,5 m với tán rộng. Ngoài yếu tố tự nhiên, cây được trồng theo quy trình, khoảng cách đều cây ở các sườn đồi cao 450-600 m. Trùng Khánh có thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu, ngoài ra có nhiều sông và suối lớn chảy qua cung cấp đủ nước tưới, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
Rau dạ hiến hay còn được gọi là rau bồ khai hoặc Phjắc diển theo tiếng Tày – Nùng. Loại rau này thường mọc dại ở vùng núi đá, thuộc dòng cây thân dây rất giòn và dễ gãy. Dù là rau dại mọc hoang nhưng bạn cũng không dễ dàng để tìm thấy rau này đâu nhé. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một nắm rau dạ hiến là rất quý rồi.
Bánh áp chao thường được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè mỗi độ đông về. Bên ngoài bánh trông khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm bằng thịt vịt. Vì vậy ngoài tên gọi bánh áp chao, loại bánh này còn được gọi là bánh vịt chao.
Thoạt nhìn bạn sẽ thấy giống bánh rán nhưng chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản với một chảo dầu nóng, lấy từng khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu đang sôi thật kích thích sự “thèm thuồng” của bạn.
Nguyên liệu để làm bánh áp chao không quá cầu kỳ, chỉ bao gồm bột gạo tẻ, bột gạo nếp và nhân thịt vịt. Người thợ làm bánh lấy một lượng bột vừa đủ, nhồi nhân vào giữa, ép bánh lại và thả từ từ vào chảo dầu sôi, chao qua chao lại cho đến khi cả 2 mặt bánh chín vàng rộm. Chiếc bánh thơm phức nóng hổi này chính là nét ẩm thực Cao đặc trưng rất riêng của vùng Tây Bắc.
Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Mỗi dịp xuân về, bánh Khảo không thể thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên.
Nguyên liệu làm bánh là loại gạo nếp, ngon, thơm, hạt tròn và mẩy đều. Người dân ở đây dùng đường kính hoặc đường phên để làm bánh khảo. Nhân bánh có vị bùi của lạc, vừng hoà quyện với vị béo ngậy của mỡ heo.
Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.
Người dân nơi đây thường lấy trứng kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn, thường làm tổ trên cây vầu rồi mang về phi mỡ heo cho thơm, một chút lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và đem vào khay hấp.
Bên cạnh món bánh trứng kiến béo ngậy, không thể không nói đến món bánh Chè Lam. Đây là món bánh cổ truyền của người dân Cao Bằng
Ở đây món chè lam Cao Bằng thường được dùng trong những ngày tết cổ truyền. Dần dần mọi thứ dễ hơn nên người ta có thể thưởng thức món bánh này ở tất cả các tháng. Cũng giống với các bánh chè lam khác thì chè lam nơi đây cũng được làm từ các nguyên liệu rất gần gũi như: bột gạo nếp rang, lạc rang, mạch nha và gừng.
Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức mới cảm nhận được vị dẻo của bột nếp, vị ngọt ngoài của mật và chút cay của gừng, bùi bùi của lạc.
.
Khi tiết trời sang thu, người dân Tày – Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây.
Trám nấu xôi quả chín mọng, không bị sâu, ngâm nước trong nhiệt độ khoảng 25 đến 30 độC một lúc cho mềm. Lấy phần thịt bỏ hột rồi trộn với xôi đã đồ thật nhuyễn, có màu tím hồng.
Trên đây là những đặc sản mà Hương Anh Tourist muốn giới thiệu tới các bạn khi đi du lịch tại Cao Bằng
Chúc các bạn có một chuyến du lịch du lịch trọn vẹn và nhớ mua những món quà chất lượng làm quà cho người thân nhé.