DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trHà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc, là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc với vị trí địa lý phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và phía Bắc giáp với khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái với rất nhiều danh lam thắng cảnh đã được cả thế giới ghi nhận, bên cạnh những nét đẹp văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng Hương Anh Tourist tìm hiểu một vài kinh nghiệm du lịch Hà Giang 2022 nhé.
Với diện tích gần 8.000km vuông, Hà Giang là tỉnh miền núi có quần thể núi-sông cùng hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m – 2.500 m (10 ngọn cao 500 – 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 – 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 – 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 – 2.500 m).
Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan.
Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia.
Là tỉnh miền núi nên khí hậu của Hà Giang có phần mát mẻ hơn với nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ từ 21 – 23 độ C, với một nền độ ẩm cao và thời gian mưa trong năm kéo dài. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang của mình thì nơi đây là điểm đến mà du khách có thể tới vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để trải nghiệm không khí cũng như cảnh sắc vô cùng ấn tượng nơi đây.
Nổi tiếng nhất cũng như được nhiều du khách lựa chọn nhất có lẽ là vào tháng 10, 11 và 12, đây cũng chính là khoảng thời gian mà du khách có thể thoả mắt với màu vàng lấp lánh của mùa lúa chính, là mùa của hoa tam giác mạch cũng như những cảnh đồng hoa cải bát ngát.
Mùa xuân, là mùa của những hoa mơ, hoa mận, tới đây vào thời điểm này bạn sẽ có cảm giác như đang thả mình bồng bềnh giữa những đám mây vậy. Khoảng tháng 6-8 là mùa hè, Hà Giang luôn có nắng là thời điểm thích hợp để có những bức ảnh đẹp về cao nguyên đá, tuy nhiên đi vào mùa hè thường có thể gặp mưa.
Tháng 9 là mùa lúa chín của vùng cao, thời điểm này mà đến thăm Hoàng Su Phì thì quá ư là tuyệt vời nhé bạn.
Máy bay:
Du khách từ các tỉnh miền Trung và Nam có thể đáp chuyến bay tới sân bay Quốc tế Nội Bài tại Hà Nội sau đó di chuyển tới Hà Giang bằng các phương tiên khác theo hướng Quốc lộ 2 hoặc cao tốc Nội Bài – Lào Cai, quãng đường di chuyển từ Hà Nội tới Hà Giang khoảng 300km.
Ô tô khách:
Với quãng đường như vâyj việc di chuyển bằng Ô tô khách sẽ mất khoảng 6 giờ đồng hồ, du khách có thể đi từ tối và đến Hà Giang vào khoảng sáng sớm ngày hôm sau để bắt đầu hành trình khám phá Hà Giang của mình.
Xe máy:
Có lẽ đây là phương tiện được lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ yêu thích phượt. Khi di chuyển bằng xe máy bạn có thể tận hưởng đầy đủ vẻ đẹp của các cung đường, cảnh vật xung quanh cũng như có thể dừng check in ở bất cứ nơi đâu bạn muốn.
Đối với xe máy chúng ta có 2 cung đường có thể lựa chọn:
Cung đường qua Vĩnh Phúc:
Từ Hà Nội khởi hành theo hướng cầu Nhật Tân, qua đường Võ Chí Công – Vĩnh Ngọc. Chạy 15km trên đường Võ Nguyên Giáp thì rẽ phải vào Quốc lộ 2A. Tiếp tục đi dọc theo quốc lộ đến thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), rẽ trái vào quốc lộ 2C. Từ đây đi về hướng thành phố Tuyên Quang để đến thị trấn Việt Quang (tỉnh Hà Giang).
Cung đường qua Phú Thọ:
Cung này dài hơn cung trước khoảng 7km nhưng dễ đi hơn 1 chút. Từ Hà Nội khởi hành ra đại lộ Thăng Long. Đi được 27km rẽ vào đi Quốc lộ 21. Tiếp tục đi thêm 20km rẽ vào quốc lộ 32. Đi dọc theo quốc lộ hướng về cầu Trung Hà, đi qua xã Phú Thọ đến quốc lộ 2C. Từ đoạn này trở đi giống cung đường 1, hướng về thành phố Tuyên Quang, qua thị trấn Việt Quang để đến Hà Giang.
Dù chọn hướng đi nào thì nhìn chung đường đi Hà Giang khá là quanh co, nguy hiểm. Vì thế hãy đảm bảo mình thật vững tay lái và có kinh nghiệm chạy xe đường trường hoặc đường núi để chuyến du lịch Hà Giang thật an toàn nhé!
Taxi: Phương tiện phù hợp cho gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc những người không đáp ứng được nhu cầu đi lại nhiều. Hà Giang cũng có nhiều hãng taxi nổi tiếng như Mai Linh, Thành Công và taxi Hà Giang
Thuê xe máy: Những con đường nơi đây chủ yếu là đèo dốc, quanh có liên tục, với những khúc cua khá gắt nên xe máy là phương tiện được lựa chọn nhiều nhất nơi đây chính là xe máy.
Có lẽ đây chính là điều du khách đang háo hức nhất đúng không nào, những ai đã từng tới đây đều có một nhận xét rằng, Hà Giang chính là điểm đến họ muốn quay trở lại lần thứ hai nhất, bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những cung đường, những con đèo đẹp đến nao lòng.
Phố cổ Đồng Văn:
Là nơi sinh sống của khá nhiều đồng bào các dân tộc Tày, Hoa, Mông, Dao ,.. từ những năm đầu của thế kỷ trước. Trải qua thời gian, nơi đây vẫn giữ được trong mình những nét đẹp cổ kính với không khí hoài cổ cùng những nét đặc trưng, mang sắc màu đặc trưng.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 150km, thời điểm tốt nhất để tới tham quan khu phố cổ là vào Chủ Nhật mỗi tuần khi nơi đây tổ chức chợ phiên. Tham gia vào phiên chợ này du khách sẽ được hoà vào nhịp sống của đồng bào dân tộc nơi đây, diện cho mình những trang phục rực rỡ nhất và thưởng thức những món ăn ngon đậm chất núi rừng.
Cột cờ Lũng cú:
Cột cờ Lũng cú nằm trên đỉnh núi Rồng cao 1.470m so với mực nước biển, được xem là cột mốc cực bắc thiêng liêng của tổ quốc. Để “check-in” được cột cờ, bạn phải vượt qua được 839 bậc thang và phải leo thêm 140 bậc cầu thang xoắn ốc hẹp nữa mới có thể chạm tay vào quốc kỳ, chính thức đứng trên điểm cao nhất của cực Bắc.
Cổng trời Quản Bạ
Nhắc đến Hà Giang thì phải nhắc đến Quản Bạ, trong đó địa danh níu bước chân cũng những tín đồ khám phá chính là cổng trời Quản Bạ. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 43km Cổng trời cao 1500m so với mực nước biển, nằm giữa 2 đỉnh núi, và được xem là cửa ngõ bước vào hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn. Đứng tại đây, bạn có thể nhìn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ, giao thoa đất trời của núi rừng Tây Bắc.
Núi đôi Quản Bạ
Đúng như cái tên của mình, Núi Đôi Quản Bạ (hay còn có tên gọi khác là Núi Đôi Cô Tiên) là một tuyệt tác thú vị của thiên nhiên, có hình dáng tựa như bầu sữa của người mẹ, mang đến sự trù phú cho vùng đất này. Tùy vào thời điểm mà bạn có thể chiêm ngưỡng núi đôi Quản Bạ trong “những bảng màu” khác nhau: màu hồng của hoa tam giác mạch, màu vàng ươm của lúa chín hay màu xanh phủ mây trắng của những buổi sáng mờ sương.
Đèo Mã Pí Lèng:
Với cung đường đèo dài 20km uốn lượn hiểm trở, đèo Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của núi phía bắc, nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây là một trong những địa điểm được nhiều tín đồ du lịch tự túc khao khát chinh phục nhất. Từ đỉnh đèo, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh hùng vĩ của con sông Nho quế màu xanh ngọc bích uốn lượn quanh những quả núi trùng điệp.
Hẻm Tu Sản
Không thể nói bạn đã đi Hà Giang nếu chưa chinh phục hẻm vực Tu Sản. Với chiều cao vách đá gần 800m, chiều sâu gần 1km và dài 1,7km, Tu Sản xứng đáng là “đệ nhất hùng quan” của cao nguyên đá Đồng Văn. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất khi du lịch Hà Giang tự túc chính là được đi thuyền trên sông Nho Quế để đến gần và cảm nhận thật rõ sự hùng vĩ đến choáng ngợp của hẻm Tu Sản.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Ruộng Bậc Thang Hoàng Su Phì được công nhận là di tích quốc gia có lịch sử phát triển hàng trăm năm từ những ngày đầu năm khai hoang của người Nùng, Dao, La Chí. Để có thể nhìn ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất, hãy đến bản Phùng, bản Luốc ở Hoàng Su Phì – nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam vào tháng 9, tháng 10 mùa lúa chín nhé!
Bánh cuốn trứng Hà Giang:
Một trải nghiệm khác biệt so với các loại bán cuốn mà bạn đã từng ăn, thay vì chấm nước mắm, khi thưởng thức bánh cuốn trứng Hà Giang bạn sẽ ăn cùng nước hầm xương, hơn nữa với chi phí chỉ khoảng 30.000đ bạn sẽ có một suất ăn khá đầy đặn.
Cháo Ấu Tẩu:
Cháo Ấu Tẩu hay còn gọi là cháo đắng được làm từ củ ấu tẩu có độc có nhiều ở khu vực núi đồi phía bắc. Củ ấu sẽ được ngâm nước vo gạo qua đêm rồi đem ninh 4 tiếng cho đến khi quánh đặc, thường mất khoảng 4 tiếng. Sau đó sẽ đem nấu với nước hầm thịt nạc, chân giò. Cháo Ấu Tẩu ngon phải ăn thật nóng cùng hành lá, tía tô và lòng đỏ trứng sống, thịt băm là đúng bài.
Thắng cố:
Thắng cố có lẽ là một trong những món đặc sản vùng cao nguyên đá nổi tiếng nhất. Nguyên liệu chính của món ăn này là từ thịt và nội tạng của trâu, bò, ngựa, được xào qua rồi ninh trong nhiều giờ với các loại gia vị, thảo quả đặc trưng của núi rừng. Món ăn này thường có bán ở các chợ phiên. Đừng quên gọi thêm một chén rượu ngô men lá thơm, ngọt để thưởng thức trọn vẹn Thắng cố đúng chuẩn người dân tộc nhé!
Bánh tam giác mạch:
Hạt Tam giác mạch nhỏ bằng một nửa hạt đậu thông thường sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi xay bằng tay cho đến khi mịn. Nhào bột này với nước, đóng thành những khuôn tròn, dẹt, to bằng hai bàn tay. Bánh sẽ được hấp trước khi nướng để tạo nên lớp vỏ nâu đẹp mắt giòn thơm, bên trong mềm xốp, rất phù hợp để ăn dằn bụng dọc đường “phượt” hoặc đem về làm quà cho người thân. Bánh thường được bán ở các chợ phiên với giá từ 10/000 -15.000 VND/ chiếc.
Một chuyến du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm có lẽ là đủ để bạn có thể lưu giữ và tận hưởng cho mình những khoảnh khắc đáng nhớ của đất trời và con người nơi đây.
Ngày 1: Hà Nội – Hà Giang – Đồng Văn
Xuất phát từ Hà Nội vào buổi tối và dự kiến tới Hà Giang vào 6 đến 7 giờ sáng ngày hôm sau, trong quá trình di chuyển tới cao nguyên đá Đồng Văn du khách có thể dừng cà chụp ảnh ven đường. Trên đường di chuyển chúng ta có thể dừng và tham quan theo 3 chặng.
Chặng 1: Hà Giang – Quản Bạ: Nơi đây có cổng trời Quản Bạ nổi tiếng và cực kỳ đẹp.
Chặng 2: Cổng trời Quản Bạ – Thị Trấn Yên Minh
Chặng 3: Thị trấn Yên Minh – Phố cổ Đồng Văn: Đây là tuyến đường quy tụ rất nhiều cảnh đẹp được nhiều người biết tới có thể kể đến như là dốc Thẩm Mã hay đèo 9 khoanh, nơi đây có thể được coi là biểu tượng check in ở Hà Giang mà theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang của mình thì bạn không nên bỏ qua.
Ngày 2: Đồng Văn – Mèo Vạc
Sau khi dành thời gian khám phá chợ phiên, du khách sẽ đi khám phá đèo Mã Pí Lèng và hẻm Tu Sản.
Ngày 3: Mèo Vạc – Hà Giang – Hà Nội
Nếu chọn khung giờ 14h, bạn nên khởi hành từ 8h tại Mèo Vạc và chạy thẳng theo hướng Mậu Duệ – Yên Minh – Quản Bạ – TP. Hà Giang, không dừng nghỉ tham quan. Lưu ý đoạn đường đi từ Mèo Vạc qua Mậu Duệ khá xấu, nhiều ổ gà, ổ voi.
Rượu ngô, thịt trâu gác bếp, bánh tam giác mạch, cam Bắc Quang, chè Shan Tuyết, mật ong bạc hà, lạp xưởng Hà Giang,… đều là loại đặc sản dễ bảo quản, vận chuyển, rất phù hợp để làm quà. Bạn có thể cân nhắc lên kế hoạch du lịch Hà Giang vào cuối tuần, khi mà đa số chợ phiên Hà Giang diễn ra để dễ dàng mua hơn nhé!
Từ những kinh nghiệm du lịch Hà Giang trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ có một hành trình chinh phục vùng cực bắc Tổ quốc thật trọn vẹn.