DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trTới Hà Giang để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng hoa Tam giác mạch để tìm hiểu những bí ẩn về cuộc đời của những vị Vua Mèo. Khi nhắc tới Vua Mèo người ta thường chỉ nhắc tới hai cha con Vương Chính Đức và Vương Chí Sình nhưng ít ai biết rằng nơi đây đã từng tồn tại Hai vị vua Mèo ngày xa xưa hùng cứ mỗi người mỗi phương, từng nổ ra chinh chiến. Trải qua bao thời gian, hậu duệ của các vị mỗi người mỗi phận. Hãy cùng Hương Anh Tourist tìm hiểu về cuộc đời cũng như những cuộc tranh đấu của họ nhé!
Ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.
Bấy lâu nay, khi nhắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều người chỉ biết đến giai thoại của vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình, những con người đã trở thành huyền thoại của vùng đất này. Chính những câu chuyện đó đã làm cho cao nguyên đá càng trở nên mê hoặc lòng người. Nhưng ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.
Lịch sử và cũng là điểm chung trong sự hình thành và phát triển của gia tộc họ Dương và gia tộc họ Vương trên cao nguyên đá không nằm ngoài cuộc thiên di lịch sử của người Mông từ Trung Quốc vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, xuất phát điểm của hai gia tộc này hoàn toàn khác nhau.
Theo những nhà nghiên cứu về người Mông ở Hà Giang, nếu như vua Mèo Vương Chính Đức xuất thân trong một gia đình người Mông nghèo khó, thì Dương Trung Nhân lại có một xuất thân cao quý hơn. Dòng dõi của gia đình họ Dương từ trước khi di cư đên Đồng Văn – Mèo Vạc đã là dõng dòi danh giá ở Quý Châu – Trung Quốc. Khi sang Việt Nam và quyết định dừng chân tại cao nguyên đá Đồng Văn cùng với 7 vạn người Mông, họ Dương vẫn giữ được sự bề thế của gia tộc trong suốt mấy thập kỷ sau đó.
Cũng như hầu hết người Mông sinh sống trên cao nguyên đá thời bấy giờ, nguồn sống chính của gia đình họ Dương là trồng và bán thuốc phiện. Theo những người Mông ở Đồng Văn – Mèo Vạc, thì trước khi Vương Chính Đức được phong thành vua Mèo và trở nên giàu có, quyền lực, họ Dương ở Mèo Vạc là gia tộc có những nương thuốc phiện nhiều nhất vùng đất này, đi kèm với đó là quyền lực mà nhiều người Mông trong vùng phải nể sợ.
Tuy nhiên cán cân quyền lực đó đã thay đổi vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, khi cao nguyên đá Đồng Văn không còn được sống trong hòa bình, yên ấm.
Khi đặt chân đến cao nguyên đá Đồng Văn sau cuộc thiên di lớn nhất trong lịch sử dân tộc Mông từ Quý Châu – Trung Quốc xuống Việt Nam, người Mông đã ao ước một cuộc sống hòa bình, không phải đổ máu, không phải giao tranh với những dân tộc khác ở vùng đất mới. Nhưng sau khi làm khuất phục hoàn toàn triều Nguyễn, thực dân Pháp tiến hành cuộc chinh phạt các dân tộc ít người ở vùng núi phía bắc mà một trong những điểm quan trọng nhất là Đồng Văn. Người Mông ở đây còn phảu chịu sự đe dọa của quân Mãn Thanh từ Trung Quốc gây áp lực xuống cùng với những nhóm quân phiến loạn từ Trung Quốc dạt sang với âm mưu biến Đồng Văn thành căn cứ địa của chúng trong cuộc chiến chống lại triều đình Mãn Thanh.
Trong hoàn cảnh đó, người Mông cần một thủ lĩnh, và vị thủ lĩnh vĩ đại nhất mà họ đã chọn chính là người thanh niên nghèo Vương Chính Đức (Vàng Dúng Lùng) – người thanh niên này có đầy đủ phẩm chất của một chàng trai Mông chân chính: can đảm, liều lĩnh không sợ núi cao, không sợ thú dữ, không khuất phục kẻ thù. Dưới sự chỉ đạo của Vàng Dúng Lùng, người Mông ở Đồng Văn đã đánh bại quân phiến loạn ở đây, thống nhất toàn bộ vùng Đồng Văn.
Thừa thắng xông lên, người Mông Đồng Văn lại tiếp tục sát cánh bên Vàng Dúng Lùng, cùng vị thủ lĩnh này đánh giặc Pháp. Và như đã biết, người Pháp sau cuộc chiến kéo dài gần 10 năm với người Mông ở Đồng Văn mà không phân thắng bại, hiểu rằng sẽ rất khó để cai trị vùng đất này, nên đã quyết định ký hòa ước với thủ lĩnh Vàng Dúng Lùng, thừa nhận quyền tự trị của Đồng Văn, dưới sự giám sát của chính quyền Pháp. Với chức Bang Cơ, Vàng Dúng Lùng trở thành người Mông đầu tiên được phong chức quan trong triều đình Nguyễn và trở thành vua Mèo Vương Chính Đức.
Tuy là người Mông đầu tiên làm quan trong triều đình Nguyễn nhưng chức Bang Cơ không phải lý do khiến cho Vương Chính Đức được 7 vạn người Mông ở Đồng Văn tôn làm vua Mèo. Chính uy phong của ông, cùng công lao của ông trong việc bảo vệ Đồng Văn trước kẻ thù phương Bắc và kẻ thù từ phương Tây tràn sang đã khiến ông được người Mông ở cao nguyên đá Đồng Văn tin tưởng. Đó là giai đoạn đánh dấu thời kỳ hoàng kim của vua Mèo Vương Chính Đức ở Đồng Văn, mở đầu cho một quãng thời gian dài cai trị vùng đất cao nguyên đá của cha con vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình.
Khi quyền lực của Vương Chính Đức ngày càng trở nên mạnh mẽ thì cũng là lúc gia tộc họ Dương ở Mèo Vạc ngày càng suy yếu. Vì thế sự ảnh hưởng của họ ngày càng yếu thế hơn so với gia đình họ Vương ở Sà Phìn. Ngay cả sự giàu có của họ cũng ngày càng trở nên khiêm tốn hơn với nhà Vương. Những nương thuốc phiện của nhà họ Dương vốn nổi tiếng là nhiều nhất trên cao nguyên đá giờ cũng đã trở nên nhỏ bé trước rừng thuốc phiện của gia đình họ Vương. Đứng trước hoàn cảnh đó, gia tộc họ Dương đã đứng lên kêu gọi người Mông hãy chọn vị thủ lĩnh cho mình. Tuy nhiên, hầu như tất cả họ đều chọn Vương Chính Đức và tôn ông là vua của người Mông ở Đồng Văn. Điều này đã gây ra những mâu thuẫn giữa hai dòng họ Dương và họ Vương, tạo thành mối thù kéo dài suốt một thế kỷ mới hóa giải được.
Trong cuộc chiến quyền lực giữa hai dòng họ, cha con Dương Tụ Nghĩa – Dương Trung Nhân (thuộc gia tộc họ Dương) và cha con Vương Chính Đức – Vương Chí Sình (thuộc gia tộc họ Vương) là những người ở hai bên chiến tuyến.
Dương Trung Nhân sinh ngày 1912 là con trai của thổ ty Dương Tụ Nghĩa. Khi người Pháp đặt quyền bảo hộ lên cao nguyên đá Đồng Văn, ngoài Vương Chính Đức được phong chức quan, chúng còn tạo ra 4 thổ ty khác là thổ ty Duơng Tụ Nghĩa, Nguyễn Chánh Quay, Nguyễn Chánh Tư và Nguyễn Doãn Quý, cai quản các khu vực núi của Hà Giang. Đó là âm mưu chia để trị của Pháp. Trong những thổ ty này, ảnh hưởng của Tụ Nghĩa là lớn mạnh nhất, nhưng không thể bằng một phần quyền lực và uy tín của vua Mèo Vương Chính Đức ở Đồng Văn. Điều đó đối với gia tộc họ Dương Mèo Vạc nói chung đã xúc phạm đến danh dự của dòng họ Dương.
Để khẳng định quyền lực của mình không thua kém so với nhà họ Vương, họ Dương cho Dương Tụ Nghĩa đứng đầu đã dùng mọi cách để củng cố sức mạnh của mình. Giống như vua Mèo Vương Chính Đức, Dương Tụ Nghĩa cũng xây dựng riêng cho mình một đội quân riêng để bảo vệ lãnh thổ do mình cai quản, đồng thời uy hiếp dòng họ láng giềng.
Khi được suy tôn thành vua Mèo, thâu tóm quyền lực ở vùng Đồng Văn và lợi nhuận khổng lồ từ những nương thuốc phiện, vua Mèo Vương Chính Đức đã cho xây dựng một dinh thự vua Mèo ở Sà Phìn. Ngôi nhà được xây dựng bởi những người thợ khéo tay nhất Quảng Tây – Trung Quốc và ngay cả những nguyên vật liệu để xây dựng cũng được mang từ Quảng Tây sang.
Bản thân thổ ty Dương Tụ Nghĩa chưa bao giờ từ bỏ tham vọng thống lĩnh quyền lực ở toàn bộ vùng cao nguyên đá. Ông cũng tự xưng thành vua Mèo. Để chứng tỏ mình không thua kém vua Mèo Vương Chính Đức, Dương Tụ Nghĩa cùng con trai Dương Trung Nhân cũng tiến hành xây dựng một dinh thự bề thế không kém dinh thự vua Mèo ở Sà Phìn. Những tay thợ giỏi nhất từ Vân Nam, Trung Quốc đã được tuyển đến, xây một ngôi nhà bằng đá và gỗ quý ngay ở Mèo Vạc, với một cái hồ treo ngay trên vách núi, trồng sen và nuôi cá.
Tuy nhiên sau thời kỳ cải cách ruộng đất, dinh thự này đã bị phá nát, chỉ còn là phế tích. Nhưng hồ treo mà Dương Tụ Nghĩa xây dựng thì vẫn còn. Ngày nay, chính quyền Mèo Vạc đã xây dựng thêm những hồ treo khác, biến những hồ treo này trở thành nơi cung cấp nước cho đồng bào những ngày khô hạn. Sau khi Dương Tụ Nghĩa qua đời, vua Mèo Dương Trung Nhân tiếp tục nối nghiệp cha, thực hiện âm mưu thống lĩnh toàn bộ vùng Đồng Văn.
Hậu thuẫn rất lớn cho tham vọng của Dương Trung Nhân chính là người Pháp. Bởi người Pháp đã sớm, nhận ra sự bất phục tùng của họ Vương ở Sà Phìn nên đã ngấm ngầm ủng hộ Dương Trung Nhân trong cuộc chiến quyền lực giữa hai vua Mèo ở cao nguyên đá Đồng Văn. Trong suốt mấy chục năm trời, họ Dương và họ Vương đã coi nhau như kẻ thù. Giữa hai gia tộc thường xuyên xảy ra những cuộc giao tranh cả lớn cả nhỏ. Cuộc giao tranh lớn nhất diễn ra vào những năm 1940, khi thế lực người Pháp đã suy yếu dần.
Trong cuộc chiến này, gia đình họ Dương đã tổn thất rất nhiều lực lượng và thua cuộc. Sức mạnh và quyền lực của họ Dương ở Mèo Vạc dần suy yếu. Lo sợ sẽ có ngày gia tộc mình bị cha con vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình tiêu diệt để trừ hậu họa về sau, vua Mèo Dương Trung Nhân đã tính một nước cờ mới để đảm bảo cho sự an nguy của gia tộc. Dương Trung Nhân đã đưa gia đình chuyển về Hà Nội sống một thời gian, nhờ sự ủng hộ của người Pháp rồi di cư vào Sài Gòn sau hiệp định Genever. Sau này, vua Mèo Dương Trung Nhân đã đưa toàn bộ vợ và các con, cháu sang sống ở bang Minnesota ở Mỹ.
Trong thời gian sống ở Sài Gòn rồi sang Mỹ sống, vua Mèo Dương Trung Nhân là nhân vật được chính quyền Mỹ đặc biệt quan tâm. Theo một số nhà nghiên cứu về các vua Mèo ở cao nguyên đá, cuộc nổi dậy của những nhóm phỉ ở Đồng Văn có sự hậu thuẫn của người Mỹ và tiếng tăm của vua Mèo Dương Trung Nhân.
Lúc đó, khi cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam đang ở giai đoạn rất khốc liệt, Mỹ đã có âm mưu làm phân tác lực lượng, gây khó khăn cho Cách mạng Việt Nam bằng cách gây mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết các dân tộc. Tin đồn về việc vua Mèo Dương Trung Nhân ở Mỹ đứng sau cuộc nổi dậy của những nhóm phỉ ở biên giới Hà Giang, cung cấp vũ khí cho chúng đã khiến cho những nhóm phỉ này càng điên cuồng gây loạn. Bằng cách nào đó, chúng còn tin rằng vua Mèo Dương Trung Nhân dưới sự ủng hộ của chính phủ Mỹ sẽ quay trở lại Đồng Văn, biến Đồng Văn thành vương quốc tự trị của người Mông. Tuy nhiên, âm mưu bạo loạn này không thành. Những nhóm phỉ này đã bị ta tiêu diệt sau đó. Còn vua Mèo Dương Trung Nhân kể từ đó về sau cũng từ bỏ hoàn toàn mơ ước quay trở lại Đồng Văn, tiếp tục xưng Vương ở vùng đất này. Danh xưng vua mèo chỉ còn là một vùng hoài niệm trong kí ức vị vua mèo tự phong lưu lạc xứ người này.
Mối thù giữa hai dòng họ Dương và Vương ở cao nguyên đá Đồng Văn đã kéo dài gần suốt một thế kỷ. Và người có công lao lớn nhất hóa giải hiềm kích giữa hai gia tộc chính là ông Vương Quỳnh Sơn, người gọi vua Mèo Vương Chính Đức là ông nội, gọi vua mèo Vương Chí Sình là chú ruột.
Khi còn sống, ông Vương Quỳnh Sơn được coi là hậu duệ nổi bật nhất của dòng họ Vương. Vương Quỳnh Sơn là người cháu được vua Mèo Vương Chí Sình vô cùng yêu quý. Ông từng chứng kiến lễ kết nghĩa anh em giữa Bác Hồ và chú ruột Vương Chí Sình, đồng thời chứng kiến Người đích thân trao thanh kiếm báo có đề tám chữ “tận trung báo quốc/ bất thụ nô lệ” cho vua Mèo Vương Chí Sình.
Vương Quỳnh Sơn từng làm việc ở quân khu Việt Bắc, là chủ nhiệm khu hành chính Lào Cai – Yên Bái. Sau này ông trở thành cố vấn cao cấp của ủy ban Dân tộc trung ương. Ông là người được người Mông ở Đồng Văn vô cùng kính trọng. Ông cũng có tầm ảnh hưởng lớn với người Mông sinh sống ở các vùng núi phía bắc của nước ta. Khi còn sống, Vương Quỳnh Sơn rất tích cực đi đến các vùng đồng bào dân tộc, kêu gọi bà con các dân tộc đoàn kết, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Ông có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhũng gia tộc người Mông đang lưu lạc trên đất Mỹ, trong đó có cả những người con cháu của vua mèo Vương Chí Sình.
Cộng đồng người Mông ở Mỹ không thể so sánh với cộng đồng người Việt nhưng cũng là một trong những cộng đồng lớn. Người Mông ở Mỹ chủ yếu di cư từ Lào và Việt Nam. Trong số những người di cư đó có cả con trai của Vương Chí Sình – Vương Đình Thọ.
Ông Vương Quỳnh Sơn vẫn được bạn bè và gới văn nhân gọi với cái tên kính trọng là Vương Lão Đồng Chí. Sinh thời, một trong những ước mơ lớn nhất của ông là hóa giải hận thù giữa hai họ Dương và họ Vương. Ông đã tích cực nhờ con cháu, họ hàng của mình sống ở bên Mỹ tìm cách thu thập tin tức và bắt liên lạc với gia đình vua Mèo Dương Trung Nhân ở Minnesota. Khi vua Mèo Dương Trung Nhân mất năm 1994, hưởng thọ 82 tuổi, ông đã gửi thư chia buồn và phúng viếng. Đó là một bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa hai gia đình họ Vương và họ Dương.
Kể từ khi liên lạc được với gia đình họ Dương ở Minnesota – Mỹ, ông với tư cách là trưởng họ Vương ở Hà Giang đang sống ở Minnesota. Đọc được bức thư chia buồn của ông Vương Quỳnh Sơn và biết được nguyện vọng của ông, ông Dương Đạo đang sống ở Minnesota – Mỹ đã nhiều lần gặp gỡ những hậu duệ của họ Dương đang sinh sống ở Mỹ và ở một số nước, truyền đạt lại nguyện vọng của hậu duệ của vua Mèo Vương Chí Sình. Cuối cùng, gia tộc họ Dương, trước thiện ý của họ Vương đã đồng ý bắt tay nhau, xóa bỏ hận thù, nối lại tình anh em, giữa hai dòng họ người Mông ở Hà Giang. Như trong bức thư mà Dương Đạo – hậu duệ của họ Dương đã viết cho ông Vương Quỳnh Sơn: “Kính thưa anh, em là Dương Đạo, con trai thứ hai của ông Dương Trung Nhân. Em rất cảm động sau gần nửa thế kỉ, em được đọc thư anh viết cho anh trai của chúng em. Trước hết em và tất cả gia đình bên này xin thành thật cảm tạ anh đã gửi lời chia buồn khi cha chúng em Dương Trung Nhân tạ thế. Cha em mất lúc 82 tuổi, tháng 8.1994 ở tiểu bang Minnesota, Mỹ. Cha chúng em để lại Mỹ quốc 2 vợ (vợ hai, vợ ba, vợ cả mất năm 1994), 12 người con (6 trai, 6 gái ), 40 cháu, 27 chắt.
Em và mọi người trong gia đình em rất lấy làm sung sướng nghe lời của anh là chúng ta nên thương nhau. Chúng em cũng luôn nghĩ như anh. Những chuyện mà đã xảy ra giữa hai gia đình họ Vương và họ Dương chúng ta cách đây 50 năm dù sao cũng là một chuyện buồn. Trước khi mất, cha em cũng nói rằng hai họ Dương và họ Vương là như một gia đình. Chúng ta nên xóa bỏ những sự buồn của quá khứ để yêu thương giúp đỡ nhau xây dựng một cuộc đời mới văn minh. Cha em cũng muốn trở về thăm quê hương một lần cuối trước khi nhắm mắt nhưng già yếu quá rồi sợ đi về không đến được quê.
Chúng em người thì ở Mỹ, người thì ở Pháp, ai cũng đều mong rằng một ngày gần đây gia đình anh và gia đình chúng em sẽ có điều kiện gặp gỡ hội ngộ, giúp đỡ nhau xây dựng một cuộc đời mới mở mang cho con cháu sau này. Em luôn chống lại sự chiến tranh chỉ có phá hoại cho loài người mà ủng hộ sự phát triển giữa các dân tộc… Cuối cùng em xin anh hãy thông cảm cho em vì không rành lắm tiếng Việt. Xin chúc đại gia đình ta may mắn. Mr. Yang Dao (Dương Đạo)”.
Trong một chuyến sang Mỹ, ông Vương Quỳnh Sơn đã gặp gỡ và tiếp xúc với Dương Đạo – con trai của vua Mèo Dương Trung Nhân. Trong cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai người đứng đầu hai dòng họ lừng lẫy một thời, họ đã ôm nhau, đã bắt tay nhau, thân thiết, gần gũi như những người anh em. Sau chuyến đi đó, Vương Lão Đồng Chí – Vương Quỳnh Sơn qua đời. Nhưng lúc nhắm mắt, ông đã hoàn toàn thanh thản vì nguyện vọng lớn nhất của đời mình đã thực hiện được.
ĐỌC THÊM: HOÀNG SU PHÌ, ĐỊA ĐIỂM NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐẾN KHI TỚI HÀ GIANG