DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trChùa Thiên Mụ Huế là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô Huế từ xa xưa, cũng là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá cố đô Huế. Đây không chỉ là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà còn lưu truyền một lời nguyền tình yêu. Bởi vậy đối với những ai chưa ghé thăm thì ngôi chùa thực chất là một ẩn số rất đáng để khám phá, tìm hiểu.
Hãy cùng Hương Anh Tourist khám phá xem chùa Thiên Mụ có gì nhé !
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ
Vị trí chùa nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô Huế.
Theo nhiều tài liệu ghi lại rằng thời chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của dòng họ Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ tên là Hà Khê. Nhận thấy nó giống như một con rồng đang quay đầu nên năm 1601, chúa đã cho xây trên đồi một ngôi chùa hướng ra mặt sông và đặt tên là Thiên Mụ.
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn
Tháp Phước Duyên
Một biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Công trình hiện ra ngay trước mắt bạn khi bước chân vào cổng chùa đó chính là Tháp Phước Duyên. Tòa bảo tháp là có tổng cộng 7 tầng, mỗi tầng cao 2m, được xây dựng vào năm 1844.Ở mỗi tầng tháp đều có tượng phật, bên trong có thang xoáy ốc cho mọi người đi lên. Tuy nhiên, tầng 6 và tầng 7 không có thang.
Ngoài tháp Phước Nguyên, chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng.
Chùa còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.
Để chuyển đi của bạn thêm phần trọn vẹn, du khách đừng quên những lưu ý dưới đây nhé!
Trang phục
Khi đến thăm chùa Thiên Mụ Huế hay bất kể ngôi chùa nào, phong cách trang phục luôn đề cao sự nhã nhặn, kín đáo. Không nên mặc váy hoặc những bộ quần áo quá ngắn. Điều này thực sự kỳ cục khi bạn đến thăm một ngôi chùa. Ngoài ra, hãy lựa chọn màu sắc trang phục hợp với tone của chùa nhé, lên hình sẽ đẹp hơn đó!
Lời nói
Với không gian trầm lắng, yên tĩnh, một vài tiếng cười đùa lớn tiếng sẽ biến bạn thành người thật lố bịch trong mắt những du khách khác. Vì vậy, hãy cố gắng giữ trật tự, đi đứng không chen lấn để đảm bảo sự tôn nghiêm…
Trên đây là bài viết về ngôi chùa Thiên Mụ tại cố đô Huế mà Hương Anh Tourist muốn giới thiệu tới du khách.
Đến với Hương Anh Tourist – Đi là mê tít !
Xem thêm : Đại Nội Huế – Lưu giữ vết tích của triều Nguyễn