DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trTheo bà con nơi đây kể lại thì phiên chợ tình có nguồn gốc từ ngày 2/9/1945 sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Khi đó toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như đồng bào người Mông nơi đây đều rất vui mừng. Khi ấy, người Mông thường phải đi bộ mấy chục cây số để đến thị trấn để nghe tin. Khi trời nhá nhem tối cả trai và gái người Mông đều ngủ lại ở bên đường, trai một bên, gái một bên.
Trước đây khi cuộc sống của người Mông còn khó khăn họ sẽ phải đi bộ để vượt núi băng rừng có khi phải mất vài ngày mới đến được chợ. Đối với những ai xuống chợ bằng ngựa thì được coi là người giàu có. Hình ảnh có lẽ in đâm vào tâm trí của người dân nơi đây là hình ảnh một gia đình gồm bố mẹ và con ngồi trên lưng ngựa thủng thẳng từng bước chân để xuống chợ. Chắc chắn xe là hình ảnh đầy thú vị của người Mộc Châu thời bấy giờ. Cả mộ con đường như được thay một màu áo mới với đầy đủ xác màu của những người đến chợ.
Trước đây khi cuộc sống của người Mông còn khó khăn họ sẽ phải đi bộ để vượt núi băng rừng có khi phải mất vài ngày mới đến được chợ. Đối với những ai xuống chợ bằng ngựa thì được coi là người giàu có. Hình ảnh có lẽ in đâm vào tâm trí của người dân nơi đây là hình ảnh một gia đình gồm bố mẹ và con ngồi trên lưng ngựa thủng thẳng từng bước chân để xuống chợ. Chắc chắn xe là hình ảnh đầy thú vị của người Mộc Châu thời bấy giờ. Cả mộ con đường như được thay một màu áo mới với đầy đủ xác màu của những người đến chợ.
Nhắc đến chợ tình người ta thường sẽ nghĩ tới những phiên chợ nổi tiếng của Sapa hay Khau Vai mà quên mất rằng chợ tình Tây Bắc đầu tiên bắt nguồn ở ngay tại Mộc Châu. Phiên chợ này đặc biệt bởi không phải là nơi để người ta buôn bán, chợ tình là nơi để những đôi trai gái hẹn hò, tán tỉnh và kết thành đôi lứa.
Phiên chợ này có một điều cực kỳ thú vị, đó là với ngay cả những người đã có gia đình đều được phép ngoại tình trong khoảng 1,2 ngày của phiên chợ. Là dịp để những người vì những lý do khác nhau đã không đến được với nhau có cơ hội gặp nhau, tâm sự về cuộc sống của nhau, sau đó họ lại quay trở lại với cuộc sống thường ngày.
Mặc dù chợ tình bắt đầu từ ngày 1/9 thế nhưng ngay từ 30/8 đã có rất nhiều người đổ về Mộc Châu, trong số đó còn có rất nhiều người từ những tỉnh thành khác như Hòa Bình, Yên Bái thậm chí ở Nghệ An ghé tới. Lúc này các chàng trai và những cô gái đều xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc truyền thống và đi đến điểm hẹn.
Vài tháng trước khi phiên chợ tình diễn ra, những cô gái độ tuổi xuân thì chuẩn bị cho mình những bộ váy xinh đẹp và rực rỡ nhất còn các chàng trai thì chăm chỉ tập luyện những điệu khèn hay nhất để thể hiện tình yêu của mình dành cho cô gái trong đêm chợ tình. Cứ như vậy hơn 70 năm trôi qua chợ tình ở Mộc Châu đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.
Phiên chợ chính thức được khai mạc vào đêm ngày 31/8 và kết thúc vào ngày 2/9. Trước khoảng thời gian này trên khắp các bản làng của cao nguyên Mộc Châu đã tràn ngập trong bầu không khí lễ hội, khi thanh niên, trai gái nơi đây hăng say chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đặc sắc để trình diễn tại lễ hội. Trung tâm hành chính của huyện Mộc Châu là địa điểm chính tổ chức lễ hội.
Đây là dịp để đồng bào dân tộc Mông nơi đây tổ chức và tuyên truyền về những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình đối với du khách thập phương. Chợ tình Mộc Châu còn diễn ra ở những trục đường chính ở khắp thị trấn. Các cô gái xúng xính trong váy áo thường đi thành từng tốp phía trên, ở dưới là những chàng trai đi theo để tán tỉnh, làm quen và kéo đi chơi. Xung quanh có những gian hàng bán những món đồ dân tộc ở hai bên đường để du khách tham quan và mua sắm. Chợ tình cứ như vậy diễn ra cho tới ngày hôm sau.
Đặc biệt nhất trong phiên chợ tình ở Mộc Châu có lẽ phải kể tới chính là tục lệ bắt vợ của người Mông. Theo từ những người dân nơi đây kể lại tục bắt vợ đã có từ xa xưa. Nếu chàng trai thích cô gái thì sẽ bắt cô gái đó về nhà mình sống với chàng trai như vợ chồng trong vòng 3 ngày 3 đêm. Sau đó cửa buồng sẽ được mở ra, nếu cô gái ưng chàng trai thì sẽ ở lại còn không thì sẽ ra về. Và nếu cô lỡ có bầu sau 3 ngày này thì cũng không có ai trách, bởi vậy mà người Mông thường có tục lệ không để con đầu cúng tổ tiên là vì thế.
Tuy nhiên, do xã hội ngày càng hiện đại và tân tiến hơn nên tục bắt vợ cũng có nhiều thay đổi. Những chàng trai và cô gáio khi đã yêu nhau rồi thì họ mới được bắt về làm vợ. Sau khi đã bắt cô gái về chàng trai chỉ cần thông báo với người nhà vợ sau đó 2 người chính thức được làm vợ chồng, gia đình nào có điều kiện thì sẽ được tổ chức đám cưới trang trọng.
Chợ tình là một nét đẹp, một truyền thống văn hoá của đồng bào dân tộc Mông nơi đây, chính vì vậy với những du khách tới du lịch Mộc Châu và tham gia vào phiên chợ, thì bạn tuyệt đối không nên có các hành động trêu trọc hoặc có những ánh nhìn soi mói trước những cảnh tình tứ của các cặp đôi nơi đây nhé.
Còn về phần ngược lại, nếu du khách bị những thanh niên, nam nữ nơi đây trêu ghẹo thì cũng đừng lo lắng và phản ứng thái quá nhé. Chợ tình thường được diễn ra ở những trục đường chính trên thị trấn, đặc biệt là ở khu vực rừng thông bản Áng, còn các hoạt động vui chơi, ca múa nhạc thì tổ chức tập trung ở sân vận động thị trấn. Lúc này đường đi thường khá đông đúc chính vì vậy mà bạn cần phải di chuyển cẩn thận nhé!
Đây là thời điểm mà lượng du khách đổ về Mộc Châu khá lớn nên bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể tận hưởng, và trải nghiệm một trong những lễ hội vô cùng đặc sắc này nhé. Lưu ý lựa chọn những đôi giày phù hợp vì bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều đó.
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm đi chợ tình Mộc Châu. Chợ tình không chỉ là nơi những cặp đôi trai gái hò hẹn, tán tỉnh nhau mà đây còn là một trong những nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc H’mông. Cùng ghé tới Mộc Châu vào phiên chợ tình để thưởng thức bầu không khí sôi động, sầm uất duy nhất trong năm này nhé!
ĐỌC THÊM: CHI PHÍ DU LỊCH MỘC CHÂU 2 NGÀY 1 ĐÊM