DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trNam Định đang lưu giữ và bảo tồn nhiều giá trị lịch sử lâu đời của dân tộc. Với ba lần đại thắng quân Nguyên Mông, nhà Trần là triều đại hưng thịnh của nước ta và di tích Đền Trần Nam Định là minh chứng cho điều đó. Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định , là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.
Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đền Trần gắn liền với những nhân vật lịch sử thời Trần. Triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225 – 1400), đã để lại cho dân tộc ta những thành tựu to lớn về nhiều lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quân sự…
Hãy cùng Hương Anh Tourist khám phá xem đền Trần tại Nam Định có gì đặc biệt nhé !
Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định , là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.
Đền Trần (Trần Miếu) là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (cổng chính phía nam) và Trần Miếu (Miếu thờ nhà Trần).
Đền Trần Nam Định bao gồm ba công trình kiến trúc chính đó là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Trước khi vào được đền, du khách cần phải đi qua cổng ngũ môn. Trên cổng chính phía Nam có ghi các chữ Hán Chính. Đi qua cổng sẽ đến một hồ nước có hình chữ nhật. Đền Thiên Trường hay còn gọi là đền Thượng nằm ngay vị trí trung tâm, phía tây là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Đền Thiên Trường
Đền Thiên Trường nằm ngay vị trí trung tâm của di tích Đền Trần. Xây dựng trên nền đất Thái Miếu cũ, nơi đây từng là nơi ở của các thái thượng hoàng thời nhà Trần sống. Đền Thiên Trường gồm tiền đường, chính tẩm, trung đường, siêu hương, hai dãy tả hữu ống muống, hai dãy tả hữu vu, hai dãy giải vũ.
Tiền đường đặt bài vị và bàn thờ của các vị quan có công lớn, trung đường thờ mười bốn vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên không có bài vị riêng mà có ba ngai vàng để thờ vọng các vị hoàng đế. Gian trái phải có đặt bài vị của các hoàng phi.
Đền Cố Trạch
Được khởi công xây dựng vào năm 1894, đền Cố Trạch nằm phía Đông của Đền Trần Nam Định. Đây là nơi đặt bài vị Trần Hưng Đạo cùng gia đình và gia tướng. Tiền đường đặt bài vị của ba vị gia tướng thân cận của ông là Phạm Ngũ Lão, Phạm Ngộ và Nguyễn Chế Nghĩa.
Thiên hương đặt long đình có tượng Hưng Đạo vương cùng chín pho tượng phật. Bài vị quan văn đặt bên trái, quan võ bên phải. Trung đường đặt tượng và bài vị của Trần Hưng Đạo. Tòa chính tẩm đặt bài vị của cha mẹ, vợ và các con ông.
Đền Trùng Hoa
Đền Trùng Hoa nằm phía Tây của Đền Trần, tức bên trái Đền Thiên Trường. Đền Trùng Hoa xây mới vào năm 2000 được Chính phủ và tỉnh Nam Định lên kế hoạch. Trên nền cũ là cung Trùng Hoa xưa, là nơi tham vấn thái thượng hoàng của hoàng đế nhà Trần. Bên trong có đặt tại tòa chính tẩm và trung đường nhiều pho tượng đồng. Thiên hương đặt bài vị và ngai hội đồng các quan, quan văn quan võ được thờ tại gian hữu vu.
Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng.
Hàng năm, tại đây sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn đầu xuân và Hội đền tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
– Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định : diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch. Tối ngày 14, bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý… sau đó khách thập phương vào đền tế lễ, xin lá ấn với mong muốn năm mới thành đạt và phát tài.
Trên đây là bài viết về Đền Trần – Nam Định mà Hương Anh Tourist muốn giới thiệu tới du khách.
Hương Anh Tourist – Đi là mê tít !