DU LỊCH HÀ NỘI – CÁT BI – LỆ GIANG – ĐẠI LÝ – 6N5Đ
Thời gian
6N5ĐGiá từ
19,0trCách thủ đô Hà Nội gần 500km, ngoài là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, Điện Biên còn sở hữu những cung đường đẹp đến ngỡ ngàng, mang đậm dấu ấn đặc trưng vùng Tây Bắc. Thiên nhiên tươi đẹp cùng quá khứ hào hùng có lẽ là nguyên nhân khiến vùng đất này trở thành điểm đến lý tưởng của những “phượt thủ” khắp đất Việt.
Và nếu bạn là một người chơi “hệ mê check-in”, hãy lên kế hoạch thăm thú vùng đất thú vị này ngay. Tuy nhiên trước hết, hãy tham khảo những kinh nghiệm du lịch Điện Biên từ A – Z cùng Hương Anh Tourist nhé.
Điện Biên là một vùng thuộc miền núi Tây Bắc nên khí hậu quanh năm mát mẻ, thích hợp cho việc khám phá các thắng cảnh nên bạn có thể đến đây bất kỳ mùa nào trong năm. Nhưng để an toàn nhất, du khách nên tránh những ngày mưa lớn vì đường khá trơn sẽ khó để di chuyển. Sau đây là một số thời điểm bạn không nên bỏ lỡ nếu muốn khám phá Điện Biên:
-Tháng 12 những thửa hoa tam giác mạch trải dài khắp các cung đường.
Nếu bạn là người thích sự chủ động và có tay lái ổn thì có thể tự mình lập team vivu xe máy lên Điện Biên, vừa đi vừa tranh thủ thưởng thức cảnh sắc bên đường.
Đoạn đường Hà Nội – Điện Biên khoảng 500km, nên nếu đi xe khách thì bạn sẽ mất gần nửa ngày để di chuyển đến nơi. Nếu mua vé có dường nằm thì bạn còn được gửi kèm xe máy theo, rất tiện lợi. Các xe đi Hà Nội – Điện Biên xuất phát tại bến xe Mỹ Đình như xe Hải Vân chuyên cung cấp xe khách Hà Nội – Điện Biên, vé đi một chiều có giá từ 250.000đ/vé.
Đường bay từ Hà Nội đến Điện Biên Phủ hiện nay đang do Việt Nam Airline độc quyền với giá vé một chiều dao động từ 1.500.000đ/vé và thời gian bay là 1 giờ.
Về địa điểm lưu trú, Điện Biên sở hữu khá nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang chảnh, chẳng hạn Himlam, Công Đoàn, Mường Thanh, Asean,… Tuy nhiên, vào những mùa cao điểm du lịch như tháng 2-3 hoặc các tháng mùa đông (tháng 10-11-12).
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Điện Biên. Bảo tàng cạnh là nơi lưu giữ các hiện vật lịch sử trong chiến dịch chiến thắng Điện Biên Phủ. Đến đây tham quan, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ về các trận đánh lịch sử của dân tộc cùng nhiều sự thật lịch sử trong quá khứ.
Đồi A1 là cứ điểm quan trọng nhất trong trận đánh với Pháp. Đồi trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai đỉnh Tây Bắc và Đông Nam có độ cao trung bình từ 490m.
Đến đồi A1 tham quan, bạn sẽ thấy tượng đài kỷ niệm với phù hiệu Quốc kỳ. Ngoài ra, nơi đây còn trưng bày xác chiếc xe tăng nặng hơn 19 tấn, di tích cái hố hình phễu (dấu tích của quân đội ta nhằm áp dụng chiến thuật đánh trả địch)
Hiện đồi A1 thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đứng đầu trong bốn cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc theo lời truyền khẩu “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”, cánh đồng Mường Thanh chạy dọc theo bờ sông Nậm Rốm xòe ra như cánh hoa ban ôm lấy các di tích lịch sử của trận chiến ngày nào. Dù đi bằng cách nào thì khi đến với Mường Thanh, bạn cũng sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng vẻ trù phú của nơi đây.
Đến với Điện Biên không chỉ có những di tích lịch sử mà còn có những cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn. Không quá bạt ngàn, bát ngát như cánh đồng ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng cánh đồng Mường Thanh vẫn có những nét riêng khiến cho bạn cảm thấy thích thú. Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một “cái kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa.
Từ cuối tháng 9, lúa mùa khu vực lòng chảo Mường Thanh bắt đầu chín rộ, khiến du khách ghé thăm ngỡ như đi giữa mùa vàng. Một cảm giác thân thuộc của cánh đồng quê Bắc Bộ trải dài ngút mắt, nhưng vẻ đẹp kiêu hùng của cánh đồng lúa bốn bề núi bọc cũng chẳng hề xen lẫn.
Một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, Pha Đin là con đèo có tên gọi xuất xứ từ tiếng Thái. Cái tên Pha Đin, trong đó Pha nghĩa là “trời”, Đin là “đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin, là nơi nối liền biên giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên). Tương truyền rằng trước đây người Lai Châu và Sơn La cũ tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng cách cho đua ngựa vượt dốc Pha Đin, người và ngựa của người Lai Châu phi nhanh hơn một chút nên phần đèo thuộc về tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) cũng dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.
Đèo Pha Đin có địa thế rất hiểm trở, chênh vênh giữa một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút. Chính vì vậy, khung cảnh trên đèo Pha Đin cũng trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết với những lớp núi nối tiếp nhau trải dài đến bất tận. Hiện nay, đèo Pha Đin chỉ còn phù hợp với những ai ưa mạo hiểm.
A Pa Chải là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”. Nằm ở độ cao 1.864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0 (không số) có tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E, nằm trên đỉnh núi Khoang La San thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Đã đến với Điện Biên thì không thể không ghé thăm điểm cực Tây của Tổ quốc phải không nào? Với địa hình cao, đứng từ trên đỉnh A Pa Chải phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp ở trước mắt với trùng trùng, điệp điệp những dãy núi nhấp nhô. Một khung cảnh thực sự ấn tượng với những ai yêu mến sự hùng vĩ của thiên nhiên. Không khí ở A Pa Chải trong lành, mát mẻ. Bạn hãy một lần ghe qua nơi đây để tự mình cảm nhận nhé.
Đến Điện Biên, bạn không nên bỏ qua một điểm du lịch mang đậm sắc màu vùng cao, đó là những buổi chợ phiên. Tại các phiên chợ ở huyện Tủa Chùa, du khách sẽ không gặp cảnh mời chào, chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ. Họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ.
Tủa Chùa có 3 chợ chính: Mường Báng, Xá Nhè, Tả Sìn Thàng. Trong không khí nhộn nhịp chợ phiên, chẳng biết tự bao giờ các đôi trai gái đã tìm thấy nhau. Họ đã dùng khèn lá, khèn môi, tiếng sáo gửi tình cảm, thả lời tỏ tình, làm quen với nhau. Họ tặng cho nhau những chiếc vòng tay, chiếc gương làm tin. Từ những buổi gặp ở chợ xuân này đã có biết bao chàng trai, cô gái thành vợ, thành chồng.
Đến với các phiên chợ vùng cao ở Điện Biên, bạn có thể thưởng thức các món thắng cố, xôi nếp nương, thịt nướng, cá nướng, bánh dày…; đắm mình trong các nghi thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, các làn điệu dân ca dân vũ của dân tộc tại đây. Ngoài ra bạn còn được chiêm ngưỡng nhiều công cụ sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc tại đây và nhiều nhạc cụ dân tộc khác. Đến với chợ phiên vùng cao ở Điện Biên, bạn sẽ cảm nhận được “Điện Biên không chỉ đẹp mà con người nơi đây cũng thân thiện, mến khách”.
Ngoài cảnh sắc, hội mê ăn uống, chơi bời chắc chắn sẽ “phát ngất” với Điện Biên. Đến với tỉnh miền núi này, chúng ta có thể tận hưởng không khí cực kì sôi động của các lễ hội Bó khăn khoai sau khi mùa vụ hoàn thành, lễ Tủ Cải của người Dao Quần chẹt, lễ mừng cơm mới của người Si la, lễ hội Thành Bản Phủ vào cuối tháng 2 âm lịch,…
Sau khi chơi thả ga, hãy thưởng thức Cá Hồi, pa pỉnh tộp, cá mọ, cá pa giảng, chẩm chéo, lam nhọ, lạp, luộc,… Lạ miệng hơn với cách chế biến cổ truyền dân dã, ẩm thực Điện Biên đã hớp hồn biết bao con dân mê ăn chơi trong chuyến du hí.
Hy vọng bài viết trên đây của Huonganhtourist đã giúp bạn bỏ túi được kha khá kinh nghiệm du lịch Điện Biên cho bản thân.