• VIE

Những lễ hội truyền thống ở Mộc Châu (P1)

Review du lịch

Thời gian

Đăng ngày 08/04/2022

Danh mục

Những lễ hội truyền thống ở Mộc Châu (P1)

Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp hút hồn như thung lũng mận Nà Ka, rừng thông bản Áng, đỉnh Pha Luông,… với khí hậu vô cùng trong lành, mà Mộc Châu còn được biết đến với một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, đặc sắc thông qua các lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây. Tới du lịch Mộc Châu du khách sẽ được hoà mình vào các lễ hội dân gian với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn.

1. Chợ tình cao nguyên Mộc Châu

Là phiên chợ được tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hàng năm chính là một trong những đặc sản thu hút rất nhiều du khách khi tới với Mộc Châu.

Hầu như vào ngày lễ này người ta đều tạm gác hết tất cả những công việc đồng áng hằng ngày lại. Từ già trẻ lớn bé gái trai đều xúng xính những bộ quần áo mới để hòa chung vào không khí nhộn nhịp.

Chợ tình Mộc Châu, một trong những lễ hội thu hút khách du lịch ở Mộc Châu

Thông thường những phiên chợ tình đều được tổ chức ở thị trấn Mộc Châu tỉnh Sơn La, cách Hà Nội khoảng hơn 200km. Mọi người từ khắp nơi đều đổ về đây để tham dự và xem những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Đúng như tên gọi của chúng – một phiên chợ tình. Nơi người ta gặp gỡ không vì bán buôn hay trao đổi hàng hóa, không phải vì nhu cầu mưu sinh hay vật chất. Mà là để hẹn hò và trò chuyện cùng nhau.

Một trải nghiệm vô cùng thú vị với lễ hội chợ tình Mộc Châu

Những đôi nam thanh nữ tú đang tuổi dựng vợ gả chồng, tìm đến phiên chợ tình để gặp gỡ trao duyên. Những người yêu nhau đến phiên chợ tình để nhờ đất trời chứng giám cho hai chữ duyên nợ.aa

Những người già con nít đến với phiên chợ tình để nhìn đôi lứa kết đôi, để vui chơi giải trí. Để thấy chính mình như trẻ lại, để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau những ngày đồng áng vất vả.

Người ta đến phiên chợ tình còn để gặp gỡ lại những người bạn từ dưới miền xuôi lên, để trò chuyện chia sẻ cùng nhau. Phiên chợ tình hơn một chữ tình của đôi lứa đó còn là tình cảm mộc mạc chân chất của những người lao động đó còn là tình người với nhau.

  • Địa điểm: trung tâm huyện Mộc Châu và Vân Hồ cũng như các xã lân cận.
  • Thời gian: Từ 28/8 đến 2/9 hàng năm.
  • Nội dung : Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, gặp gỡ …

2. Lễ hội hết chá

Lễ hội Hết Chá là một trong những lễ hội đặc sắc ở mộc châu(kết thúc mùa ban nở), thường diễn ra từ 23-26/3 hàng năm. Với nhiều người có lẽ cái tên “Lễ hội Hết Chá” còn khá xa lạ.

Chuyện rằng, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng.

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu

Vùng đất thấp, cái chậu khổng lồ… là một cách gọi khác của bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu) – Nơi đây được thiên nhiên ban tặng sơn thủy hữu tình với những đồi thông bạt ngàn gió và hồ nước xanh trong, khí hậu trong lành, mát mẻ.

Bản Áng đã trở thành khu nghỉ mát và du lịch sinh thái thơ mộng. Mảnh đất nơi đây giàu truyền thống, con người hiền hòa hiếu khách, với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Tháng Ba, vào mùa hoa ban rực sáng núi rừng, người dân bản Áng lại tưng bừng tổ chức “Lễ hội Hết Chá”.

Các thầy mo điều hành buổi lễ

Sau lễ lấy hoa, dâng hoa sẽ diễn ra lễ hội, gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ là dịp để người con nuôi bày tỏ lòng thành kính với thầy mo đã chữa bệnh cho mình, mang tính nhân văn sâu sắc.

Thông qua phần lễ với những tích xưa được kể và dựng lại do chính những người dân biểu diễn, người tham dự lễ hội sẽ được truyền dạy kinh nghiệm sản xuất cũng như nghe những lời răn dạy để mọi người sống với nhau tốt hơn.

Điểm nổi bật của những tích trò là tính hài hước, hóm hỉnh theo lối gái giả trai, trai giả gái, làm cho người xem cười thỏa thích.

Trong phần hội còn diễn ra những hoạt động vui chơi giải trí vui nhộn ở nhiều khu vực, thi: xòe dân tộc Thái, món ăn dân tộc, đi cầu kiều, đi cà kheo…

  • Địa điểm: Bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu
  • Thời gian: Ngày 25 – 26/3 hàng năm
  • Nội dung: Lễ hội gồm 2 phần: Lễ và Hội

3. Lễ hội cầu mưa

Đối với người Thái ở Mường Sang,Huyện Mộc Châu Lễ hội Cầu mưa là dịp trọng đại nhất trong năm. Từ đêm trước diễn ra lễ hội, mọi người đã chuẩn bị chu đáo đồ cúng lễ là những thức ăn, thực phẩm thường ngày như: cơm lam, cá xông khói, gà luộc, gạo nếp ….

Phần nghi lễ, từ sáng sớm, những người phụ nữ Thái trong trang phục dân tộc đi lấy nước tại mó nước đầu nguồn của bản mang về làm lễ.

Sau khi thực hiện hết các nghi thức xin nước, thầy cúng, bà góa và ông Then sẽ đi dọc theo bản, đến từng nhà để gọi tất cả phụ nữ trong nhà ra mó nước của bản để lấy nước và tham gia Lễ hội Cầu mưa.

Câu chuyện khởi nguồn của lễ hội cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu đó chính là xuất phát từ những ngày tháng hạn hán kéo dài, mong mãi không được, có một bà góa đã hi sinh và đi cùng thầy mo để cầu mưa. Từ đó đến nay, ngày 15-2 hàng năm là ngày của lễ hội cầu mưa.

  • Địa điểm: Bản Nà Bó I, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.
  • Thời gian: Ngay 15/2 âm lịch hàng năm.
  • Nội dung: Lễ hội Cầu Mưa gồm 2 phần là phần lễ và phần hội.

ĐỌC TIẾP: NHỮNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở MỘC CHÂU (P2)